Tranh chấp Biển Đông: Làm gì để buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp?

Diendandoanhnghiep.vn Các diễn biến gần đây ở Biển Đông, đặc biệt từ “cuộc chiến công hàm” cho thấy sự Trung Quốc đang yếu về tính pháp lý cho các yêu sách chủ quyền trên Biển Đông.

Trong khi cả thế giới đang chống chọi với đại dịch thì Trung Quốc lại gia tăng các hành động ở Biển Đông.

Trong khi cả thế giới đang chống chọi với đại dịch thì Trung Quốc lại gia tăng các hành động ở Biển Đông. Nguồn ảnh: AP.

Chuyện bắt đầu từ việc Malaysia ngày 12/12/2019 gửi công hàm lên Ủy ban Ranh giới thềm lục địa Liên Hợp Quốc (LHQ) một báo cáo ranh giới thềm lục địa mở rộng ở Biển Đông. Trong ngày này, Trung Quốc gửi công hàm lên LHQ bác báo cáo của Malaysia, nhắc lại yêu sách chủ quyền ở Biển Đông.

Ngày 6/3/2020, Philippines gửi hai công hàm lên LHQ. Một công hàm nêu ý kiến về công hàm của Malaysia. Công hàm thứ hai phản đối công hàm của Trung Quốc, tuyên bố các yêu sách của Trung Quốc không phù hợp với luật pháp quốc tế và Công ước LHQ về Luật Biển 1982 (UNCLOS). Ngày 23/3, Trung Quốc gửi công hàm bác công hàm của Philippines.

Ngày 30/3/2020, Việt Nam gửi công hàm lên LHQ bác các yêu sách của Trung Quốc trong hai công hàm trước đó. Ngày 26/5/2020, Indonesia gửi công hàm lên LHQ phản đối công hàm ngày 12/12/2019 của Trung Quốc. Đến ngày 1/6/2020, Mỹ gửi công hàm lên LHQ phản đối yêu sách Trung Quốc ở Biển Đông vì không phù hợp UNCLOS.

TS Ahmad Almaududy Amri - Chuyên phân tích các vấn đề pháp lý cho rằng việc các nước trong khu vực và Mỹ không phản đối các yêu sách của Trung Quốc bằng các tuyên bố hay thông cáo như trước đó mà đồng loạt gửi công hàm lên LHQ là diễn biến rất đáng lưu ý.

“Động thái này của các nước một phần lớn nhờ vào phán quyết năm 2016 của Tòa Trọng tài bác yêu sách chủ quyền đường chín đoạn của Trung Quốc ở Biển Đông”. - TS Ahmad Almaududy Amri nói.

Nhắc lại những mốc thời gian trong “cuộc chiến công hàm” trong thời gian qua để thấy rằng, Việt Nam và các nước xung quanh đã và tìm thấy sự thống nhất trong việc buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp quốc tế ở Biển Đông.

Trên tài khoản Twitter, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pomeo khẳng định: “Chúng tôi bác bỏ những yêu sách chủ quyền bất hợp pháp và nguy hiểm của Trung Quốc ở Biển Đông. Các nước thành viên LHQ cần phải đoàn kết để bảo vệ luật pháp quốc tế và quyền tự do trên biển”.

Trong một tuyên bố mới đây, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo khẳng định: Trung Quốc không được phép xem Biển Đông là “đế chế hàng hải”, đồng thời cho biết phía Mỹ sẽ sớm thảo luận thêm về vấn đề này.

Ông Pompeo cho biết, rất hoan nghênh sự kiên định của các nhà lãnh đạo ASEAN về việc giải quyết tranh chấp trên Biển Đông theo luật pháp quốc tế, bao gồm Công ước LHQ về luật Biển (UNCLOS) năm 1982.

Thực tế, vấn đề ở Biển Đông bây giờ không phải của riêng Việt Nam, mà là vấn đề quốc tế. Cốt lõi không phải là quân sự và năng lực quân đội không thể giải quyết được những mâu thuẫn đang xảy ra ở Biển Đông.

Đóng góp ý kiến của mình trong kế sách buộc Trung Quốc phải tuân thủ luật pháp quốc tế, ông Murray Hiebert - chuyên gia cao cấp tại Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho rằng: Mỹ và các đồng minh cần triển khai nhiều biện pháp đấu tranh. Đó là đấu tranh cả về kinh tế lẫn ngoại giao để Bắc Kinh hiểu ra rằng càng tiếp diễn hành vi ngang ngược ở Biển Đông, Trung Quốc sẽ thiệt hại càng nhiều.

Song song, Mỹ nên mời các nước châu Âu, Nhật Bản, Ấn Độ và Úc cùng tham gia nhằm tạo áp lực buộc Trung Quốc phải chấp hành luật pháp quốc tế. Liên kết càng nhiều nước thì rủi ro mất uy tín của Bắc Kinh càng cao.

Dự báo tình hình Biển Đông sẽ còn diễn biến phức tạp, để đấu tranh kiên quyết hơn nữa với các hành động xâm phạm chủ quyền nước ta của Trung Quốc trong thời gian tới.

Theo đánh giá của các chuyên gia, sự nỗ lực và kiên trì của Việt Nam không thể thành công nếu thiếu sự ủng hộ quốc tế, đặc biệt là các nước ASEAN. Chuyên gia Satnley Weeks, chuyên gia cao cấp tại Tập đoàn Ứng dụng khoa học quốc tế cho rằng: "Tôi nghĩ không chỉ các nước trong khu vực, mà còn ở mức độ qui mô toàn cầu, bao gồm các nước như Anh, Pháp, Đức Mỹ các nước hay Ấn Độ vốn phụ thuộc vào tự do hàng hải cần phải lên tiếng.

Thứ nhất các nước cần phải chỉ trích mạnh mẽ và đừng e ngại khi nói lên những sai trái của Trung Quốc. Thứ hai là khuyến khích sự phải đoàn kết và thống nhất trên một lập trường chung. Và cái quan trọng nhất đó là để cho các nước trong khu vực,đặc biệt là ASEAN, hiểu họ cũng sẽ được hưởng hòa bình nếu có một khu vực Biển Đông ổn định. Do đó cần sự đoàn kết và thống nhất của ASEAN để giúp giải quyết tốt hơn các thách thức này”.

Cùng chung quan điểm, Tiến sĩ Tomotaka Shoji, nghiên cứu viên cao cấp thuộc Viện nghiên cứu Quốc phòng, Bộ Quốc phòng Nhật Bản, nhấn mạnh: Việt Nam cần sự hợp tác chặt chẽ với nhiều quốc gia trong và ngoài khu vực.

Ví dụ Nhật Bản, Mỹ, Ấn Độ và nhiều quốc gia khác. Nhật Bản nhất quán ủng hộ việc tuân thủ toàn diện luật pháp biển và muốn nhấn mạnh tầm quan trọng của những nỗ lực đối với các giải pháp hòa bình dựa trên luật pháp quốc tế. Việt Nam có thể tăng cường hợp tác trên nhiều lĩnh vực, ví dụ như tăng cường lực lượng phòng vệ bờ biển với nhiều quốc gia khác, trong đó có Nhật Bản.

Có thể thấy, ngay sau khi Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam công bố rõ ràng lập trường của Việt Nam về hành vi phạm pháp của Trung Quốc, rất nhiều các quốc gia bày tỏ quan ngại, phản đối hành vi vi phạm luật pháp quốc tế của Trung Quốc ở Biển Đông.

Các tiếng nói của dư luận quốc tế cho rằng Việt Nam có quan điểm, lập trường rõ ràng, ủng hộ giải quyết tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông bằng biện pháp chính trị hòa bình, không sử dụng vũ lực và đe dọa sử dụng vũ lực, trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển, sớm hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông mang tính ràng buộc pháp lý.

Quan điểm của Việt Nam, đồng thời cũng là nhận định chung của cộng đồng quốc tế, cho rằng Biển Đông hiện không nên chỉ hiểu là tranh chấp chủ quyền, tranh chấp tài nguyên giữa các nước ở biển Đông.

Đây phải là vùng biển kết nối giữa các đại dương, nơi gặp gỡ lợi ích giữa các nước trong và ngoài khu vực, nơi các quốc gia muốn duy trì sự thượng tôn của luật pháp quốc tế, là nơi các nước trong và ngoài khu vực đối thoại và phát triển hợp tác hiệu quả.

Do đó, việc bảo vệ môi trường biển, sử dụng bền vững nguồn tài nguyên, bảo vệ trật tự luật pháp trên biển nói chung đang là vấn đề đòi hỏi các nỗ lực và giải pháp chung, là trách nhiệm chung của tất cả các quốc gia trong và ngoài khu vực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tranh chấp Biển Đông: Làm gì để buộc Trung Quốc tuân thủ luật pháp? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711695260 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711695260 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10