“Trị bệnh” quan liêu, lãng phí cách nào?

Diendandoanhnghiep.vn Phải chăng, chúng ta đang nói phòng chống lãng phí, nhưng sự chuyển động trong nhận thức cán bộ còn chưa rõ ràng?

>> Không để bất cập chính sách làm lãng phí tài sản nhà ở công nhân

Mới đây, Quốc hội thông qua Nghị quyết đẩy mạnh việc thực hiện chính sách, pháp luật về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Qua đó, Quốc hội đã yêu cầu Chính phủ làm rõ trách nhiệm tổ chức, cá nhân để xảy ra vi phạm, thất thoát, lãng phí trong gần 1.000 dự án không hiệu quả, chậm tiến độ.

Quốc hội yêu cầu trong năm 2023, Chính phủ, Thủ tướng hoàn thành thống kê thông tin, số liệu liên quan đến thực hành tiết kiệm, chống lãng phí giai đoạn 2016-2021; báo cáo rõ kết quả phát hiện vi phạm, thất thoát, lãng phí của từng bộ, ngành, địa phương.

Một góc khu tái định cư của bản Khe Ò bỏ hoang nhiều năm nay

Một góc khu tái định cư của bản Khe Ò (Nghệ Ann) bỏ hoang nhiều năm nay

Tổng hợp báo cáo chưa đầy đủ của các Bộ, ngành, địa phương cho thấy, có hàng nghìn dự án giai đoạn 2016 - 2021 chậm tiến độ. Trong đó, nhiều dự án quan trọng quốc gia, dự án lớn, trọng điểm đều chậm tiến độ. Điển hình là Dự án tuyến đường sắt thí điểm thành phố Hà Nội, đoạn Nhổn - ga Hà Nội; Tuyến đường sắt đô thị số 2 đoạn Nam Thăng Long - Trần Hưng Đạo; Tuyến đường sắt số 1: Bến Thành - Suối Tiên; Tuyến đường sắt số 2: Bến Thành - Tham Lương.

Hoặc, hàng nghìn dự án thuộc đối tượng nhà nước giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất chậm tiến độ, chậm đưa đất vào sử dụng, nhưng chưa quan tâm xử lý, thu hồi.

Theo báo cáo chưa đầy đủ của 61/63 tỉnh tính đến ngày 31/12/2021, có 908 dự án có khó khăn, vướng mắc với diện tích là 28.155 ha chậm hoặc chưa đưa đất vào sử dụng, nhưng mới xử lý thu hồi đất và chấm dứt hoạt động 172 dự án với diện tích là 6.922 ha; chưa xử lý 404 dự án với diện tích là 18.308 ha…v..v.

Từ những dự án treo, công trình chậm tiến độ như trên, lẽ ra phải sinh sôi từ đất thì lại bị chôn vùi trong đất. Đó là lãng phí. Về lâu về dài, đó là cơ hội để các nhóm lợi ích tranh nhau “hút” vốn, là cơ sở để các nhà đầu tư “rời bỏ” Việt Nam. Còn nhìn dưới góc độ vĩ mô, các tồn đọng hay bất cập từ nhiều năm là trở lực không nhỏ đối với quá trình “cất cánh” của nước Việt.

Vấn đề ở chỗ, thời gian qua chúng ta thấy lãnh đạo, cán bộ công chức khi tham nhũng thì bị ra trước vành móng ngựa, nhưng chuyện xử quan chức vì tội lãng phí rất hiếm, ít, mặc dù lãng phí có thể lớn hơn rất nhiều tham nhũng.

Dường như trong tư duy cán bộ chưa có khái niệm về phòng chống lãng phí. Phải chăng, chúng ta đang nói phòng chống lãng phí, nhưng sự chuyển động trong nhận thức của cán bộ còn chưa rõ ràng?

 Nhiều hạng mục trong công viên Sinh viên ởTP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã bị hư hỏng.

Nhiều hạng mục trong công viên Sinh viên ở TP. Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh đã bị hư hỏng.

>> Lãng phí sẽ trông thấy trước nếu nghị định vẫn phải chờ thông tư

>> Đề xuất ô tô phải có mã định danh: Lãng phí - Không phù hợp

>> Nhức nhối lãng phí đất đai

Nói thẳng ra, nhiều cấp ủy, tổ chức đảng, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan, đơn vị chưa thực sự quan tâm đến việc xây dựng, triển khai thực hiện các biện pháp thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, thiếu đôn đốc, kiểm tra để phát hiện hành vi gây lãng phí trong cơ quan, đơn vị, địa phương. Còn tình trạng e dè, nể nang hoặc vì “lợi ích cục bộ”, “lợi ích nhóm” mà không dám đấu tranh với những biểu hiện vi phạm lãng phí của cán bộ, đảng viên, tổ chức mình. 

Điều này làm người viết nhớ đến lời của nguyên Đại biểu Quốc hội Nguyễn Thị Quyết Tâm (Tp.HCM) khi bà từng nói rất thẳng thắn: “Chúng ta cứ nói lãng phí là một trong những nguyên nhân gây ra căng thẳng về cân đối ngân sách, nhưng nói là lãng phí bao nhiêu thì chưa ai nói được, và lãng phí ở đâu, như thế nào cũng chưa ai nói được”.

Còn Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ thì nói: “Cán bộ sai thì xử lý rồi, nhưng đất đai, tài sản, vốn liếng nằm đấy cả. Chủ trương có rồi, nên thể chế hóa bằng nghị quyết để tạo cơ sở pháp lý xử lý. Thẩm quyền cấp nào thì cấp đó xử lý”.

Nguy hiểm hơn, lãng phí có mối liên hệ với quan liêu, tham nhũng. Lãng phí và quan liêu thường đi liền với nhau. Tệ quan liêu là yếu tố làm phát sinh, phát triển và nuôi dưỡng tệ lãng phí. Ở đâu có tệ quan liêu, thì ở đó tệ lãng phí cũng tồn tại, phát triển. Lãng phí dung túng và là cái “ô” che cho tham nhũng phát triển, ngược lại tham nhũng càng khiến lãng phí thêm trầm trọng. Cả tham nhũng và lãng phí đều là những nguyên nhân trực tiếp làm thâm hụt ngân sách nhà nước, làm suy yếu các nguồn lực phát triển và là những mối đe doạ đến sự ổn định chính trị, kinh tế, xã hội.

Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là tấm gương sáng chói về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí mà Người còn chỉ rõ nguồn gốc của lãng phí là do quan liêu: “Vì những người và những cơ quan lãnh đạo mắc bệnh qua liêu , thành thử có mắt mà không thấy suốt, có tai mà không nghe thấu, có chế độ mà không giữ đúng, có kỷ luật mà không nắm vững. Kết quả là những người xấu, cán bộ kém tha hồ tham ô, lãng phí. Thế là bệnh quan liêu đã ấp ủ, dung túng, che chở cho nạn tham ô, lãng phí. Vì vậy, muốn trừ sạch nạn tham ô, lãng phí thì trước mắt phải tẩy sạch bệnh quan liêu”.

Khi chúng ta nhìn vấn đề từ việc nêu gương theo đúng các quy định của Ban Bí thư, Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng gắn với thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, thì có vẻ tệ lãng phí, quan liêu vẫn còn nhức nhối lắm.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Trị bệnh” quan liêu, lãng phí cách nào? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713423171 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713423171 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10