Triết lý kinh doanh bền vững của "Nữ hoàng hột vịt"

Diendandoanhnghiep.vn Để Ba Huân là thương hiệu nông nghiệp nổi tiếng tại phía Nam, thì con đường kinh doanh của bà không phải lúc nào cũng trải hoa hồng.

Cả cuộc đời gắn với trứng gà, trứng vịt từ khi còn là một thiếu nữ với đôi quang gánh bán trứng ở chợ làng Vĩnh Thạnh Đông, tỉnh Long An rồi gầy dựng, nuôi lớn thương hiệu Ba Huân, bà tự hào cho biết trứng gà sạch của công ty đã xác lập được vị trí vững chắc tại thị trường TP HCM.

Không con đường nào trải hoa hồng...

Bà Ba Huân sinh ra trong gia đình nghèo có 8 anh chị em tại xã Vĩnh Đông, một xã diện nghèo nhất tỉnh Long An và phải bỏ lửng việc học hành từ năm lớp 4.

Từ hồi 13 tuổi, bà Ba Huân đã quảy đôi quang gánh theo mẹ chạy chợ. Nhà có 8 anh chị em, chỉ mình bà đứng ra phụ giúp việc mua bán những quả trứng gà, trứng vịt nơi miệt hạ sông Tiền.

Đi ngược với chủ trương của các doanh nghiệp trong ngành, bà Phạm Thị Huân (Ba Huân) - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Ba Huân hai lần từ chối đề nghị tăng giá trứng.

Đi ngược với chủ trương của các doanh nghiệp trong ngành, bà Phạm Thị Huân (Ba Huân) - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty TNHH Ba Huân hai lần từ chối đề nghị tăng giá trứng.

Đến khi 16 tuổi, bà được mẹ truyền nghề cùng chút vốn liếng ít ỏi. Thời điểm đó, cạnh tranh được với các thương lái gốc Hoa trong vùng là điều không hề dễ. Một mình bà nhỏ tuổi, ít vốn, phải lặn lội đến từng cánh đồng nuôi vịt ở miền Tây để mua tận gốc, bán tận ngọn.

Sau một thời gian làm ăn khấm khá, đến năm 2001, nữ doanh nhân đã táo bạo nâng cấp vựa trứng gia cầm lên doanh nghiệp: Công ty TNHH Ba Huân.

Kể từ đó trở đi, sản phẩm gia cầm và doanh nghiệp trứng gia cầm Ba Huân đã trở thành cái tên không còn xa lạ với người tiêu dùng trong cả nước. Không những thế, sản phẩm trứng Ba Huân còn được xuất khẩu sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc), Singapore, Malaysia.

Buôn trứng, bán trứng phải chắt chiu và cần mẫn nhưng dịch cúm gia cầm xảy ra năm 2003 đã khiến cho Ba Huân mất trắng hơn 6 tỷ đồng – một con số rất lớn vào thời điểm đó.

Không thể cầm lòng trước thảm cảnh đó, bà Ba Huân đi khắp các nước Châu Âu, Châu Á và dừng chân tại Tập đoàn MOBA Hà Lan - nơi có thiết bị xử lý trứng hàng đầu thế giới. Bà quyết định đầu tư một dây chuyền công nghệ tự động hóa, xử lý trứng sạch đến 99,9% theo đúng tiêu chuẩn quốc tế với công suất 65.000 trứng/giờ. Năm 2009, do nhu cầu phát triển, công ty đã mua thêm máy xử lý trứng thứ 2, công suất gấp đôi: 120.000 trứng/giờ.

COVID-19 tới. Đợt Covid-19 thứ nhất với nhiều khó khăn, người tiêu dùng vẫn không bỏ Ba Huân nhờ vào chính sách giảm giá bán và thương hiệu đã gây dựng trong nhiều năm.

Đến đợt dịch thứ tư, doanh nghiệp này cũng phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt liên quan đến vấn đề chuỗi cung ứng và sản xuất 3 tại chỗ, cùng với đó là nỗ lực cam kết bình ổn giá.

Đối với việc kinh doanh, nhiều khi sản lượng bán ra thấp nhưng cũng có những lúc cao điểm như ngay trước ngày 23/8 (TP HCM thực hiện ‘ai ở đâu yên đó’), xe xếp hàng dài tới nửa cây số để nhận hàng, các nhà máy của Ba Huân phải chạy hết công suất. Gà cũng chỉ đẻ mỗi ngày một quả trứng nên Ba Huân cố gắng phân phối, điều tiết để đảm bảo làm hài lòng tất cả khách hàng.

Là ngành sản xuất sản phẩm thiết yếu nên được mở cửa nhưng Ba Huân lại gặp khó khi đối tác sản xuất bao bì từ chối sản xuất do không phải là ngành thiết yếu, duy trì sản xuất 3 tại chỗ lại tốn kém. Những lúc như vậy, bà Huân phải gọi điện, năn nỉ họ sản xuất và thậm chí phải nhờ các hiệp hội can thiệp để giúp bà cùng TP HCM thực hiện bình ổn giá. Bà Huân cho biết, đó là một nỗ lực rất lớn.

“Dịch thì mình phải ở nhà nhưng tất cả tâm của mình, trí của mình đều ở nơi sản xuất. Điện thoại hai máy sử dụng liên tục để cho chuỗi cung ứng của công ty không đứt gãy”, bà Huân chia sẻ trong Talkshow Nguy cơ do S-World tổ chức.

Các trang trại và nhà máy chế biến thực phẩm của Ba Huân đa phần nằm ở vùng dịch nên gặp nhiều khó khăn. Bà Huân xác định không thể buông xuôi mà phải tìm cách duy trì sản xuất, động viên người lao động thực hiện 3 tại chỗ với các phương án đảm bảo cuộc sống cho người lao động trong nhà máy.

Nhiều khi một số người lao động phải rời nhà máy vì lý do gia đình, ban lãnh đạo Ba Huân động viên tinh thần những người ở lại để họ sẵn sàng gánh vác công việc cho những người có gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn, đồng thời thay phiên thực hiện ba tại chỗ để đảm bảo sức khoẻ tinh thần cho người lao động.

Cho đi sẽ nhận lại

Sở Công thương TP HCM từng hai lần cho phép công ty tăng giá trứng nhưng bà Huân từ chối với lý do “dân nghèo mới xài nhiều trứng nên tôi để giá bình ổn để hỗ trợ họ”.

“Tôi thấy nhiều doanh nghiệp bỏ hàng tỷ đồng mua vaccine, khẩu trang hỗ trợ cộng đồng còn doanh nghiệp ngành nông nghiệp như tôi góp bằng công sức và giá trứng. Giảm 2 nghìn đồng/hộp trứng, bán ra trên 1 triệu hộp thì mỗi ngày tôi cũng giảm 200 triệu đồng. Số tiền đó tôi tích luỹ từ từ đến nay cũng được 6-7 tỷ đồng”, bà Huân cho biết.

Bà Huân quan niệm, mình làm nghề này hơn nửa thế kỷ, kinh doanh cả đời chứ không phải 1-2 tháng dịch. Thành phố đang khó khăn, nếu mình cũng "té nước theo mưa" thì không phải là một doanh nghiệp bình ổn giá hoặc là doanh nghiệp được thành phố và các sở ngành tin tưởng.

Vì vậy, khi nhiều đơn vị trên thị trường bán giá 40 nghìn đồng/chục trứng, ba Huân vẫn áp dụng mức giá 28 nghìn đồng cho cả trong siêu thị cũng như những cá nhân, tổ chức tìm mua để gửi tặng những người trong khu cách ly.

“Tôi nghĩ làm kinh doanh đến nay đã hơn nửa thế kỷ chứ đâu phải 1-2 tháng dịch bệnh. Thành phố đang khó như thế mà mình tát nước theo mưa thì đâu phải là một doanh nghiệp được thành phố và các sở ngành tin tưởng”, bà Huân nói.

Trải qua hơn 50 năm làm nghề và kinh nghiệm gần 20 năm thực hiện các chương trình bình ổn giá, bà Ba Huân cho biết, các doanh nghiệp đóng vai trò giải cứu thị trường, nếu tăng giá sẽ khiến giá trứng biến động lên cao.

Trong Covid-19, chuỗi sản xuất của công ty Ba Huân vẫn được duy trì do có 60% sản phẩm tự chăn nuôi và 40% bao tiêu. Quy trình bao tiêu sản phẩm của Ba Huân là hướng dẫn nông dân về con giống và quy trình chăn nuôi, sau đó bao tiêu sản phẩm theo giá thị trường. Doanh nghiệp sẽ điều cán bộ thú y xuống hướng dẫn chăn nuôi trong suốt quá trình hợp tác. Hệ thống tự chăn nuôi của Ba Huân mỗi ngày có thể cung cấp gần 1 triệu trứng chưa tính chuỗi sản xuất bên ngoài.

Những ngày kẹt cục bộ, logistics khó khăn, doanh nghiệp được bộ ngành cung cấp luồng xanh để hàng hóa được bán thông suốt. Theo vị nữ doanh nhân, Ba Huân bán bình ổn là việc của doanh nghiệp, còn vẫn bao tiêu cho người nông dân theo giá thị trường, không bắt nông dân phải theo giá của Ba Huân.

Ngấp nghé tuổi "thất thập cổ lai hy", tròn 50 năm với nghề quả trứng - con gà nhưng bà Ba Huân tự nhận niềm đam mê với quả trứng của mình "vẫn tròn trịa, mãnh liệt như cô gái tuổi đôi mươi". Ở lâu với nghề, bà càng trăn trở làm sao phát triển được thị phần sản phẩm sạch, truyền cảm hứng để người tiêu dùng ăn sạch, sống sạch.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Triết lý kinh doanh bền vững của "Nữ hoàng hột vịt" tại chuyên mục Doanh nhân của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711692813 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711692813 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10