Trọng doanh nghiệp

Lê Mỹ 28/04/2019 05:00

Chưa bao giờ, doanh nghiệp được coi trọng như hiện nay. Doanh nghiệp vừa là động lực cho tăng trưởng, một trong những chủ thể quan trọng của phát triển kinh tế, chủ thể của hội nhập quốc tế.

Doanh nghiệp đã được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt trong nội dung trọng tâm của hội nhập quốc tế, cùng người dân. Kết luận hội nghị của Ban chỉ đạo quốc gia về hội nhập quốc tế ngày 23/4, Thủ tướng khẳng định trong bối cảnh hiện nay, các cấp, các ngành phải tập trung đổi mới sáng tạo và hiệu quả, coi doanh nghiệp và người dân là chủ thể của hội nhập quốc tế, hình thành thực sự văn hóa hội nhập.

Có thể nói, từ kết luận của Thủ tướng, doanh nghiệp đã được coi như chủ thể, ở thế chủ động tham gia hội nhập quốc tế, làm nên thành công, cũng là một trong 2 đối tượng xứng đáng được thụ hưởng thành quả của hội nhập.

Doanh nghiệp thực tế đã được hưởng thành quả của hội nhập hay chưa? Theo Trung tâm Hội nhập Kinh tế Quốc tế (trung tâm WTO) thuộc VCCI, thống kê tính đến tháng 4/2019, Việt Nam đã có 11 Hiệp định Thương mại Tự do (FTA) song phương và đa phương có hiệu lực. Việt Nam cũng có 1 FTA đã ký với Asean, Hồng Kong (Trung Quốc), chưa có hiệu lực, 1 EVFTA đã đàm phán nhưng chưa ký với EU gồm 28 quốc gia thành viên. Cùng với là 3 FTA đang trong quá đàm phán. Tổng cộng có tới 16 FTAs đã hiệu lực, đã ký và đang đàm phán, mở rộng cánh cửa cho nền kinh tế thực sự hội nhập quốc tế sâu rộng và các thành phần trong nền kinh tế được thụ hưởng lợi ích lớn từ hội nhập này.

Việc tham gia hội nhập ngày càng sâu và ký kết các FTA trên đã góp phần đưa thương mại hai chiều giữa Việt Nam với các đối tác đã có FTA đã tăng cao, chiếm gần 60% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong đó 50% kim ngạch xuất khẩu và gần 70% kim ngạch nhập khẩu - thống kê của Bộ Công Thương.

Mới đây, Bộ Tài chính cũng vừa hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) hỗ trợ phát triển DNNVV. Theo đó, dự kiến giảm thuế TNDN xuống còn 15 - 17% cho các doanh nghiệp được coi là nhỏ và siêu nhỏ so với mức thuế bình quân 20% hiện nay. Tuy rằng dự thảo này còn được lấy ý kiến và đứng ở góc độ doanh nghiệp, mức giảm thuế suất từ 15-17% không phải đã thỏa lòng tất cả. Song nếu xem xét trong chiều dài của mức thuế suất thuế TNDN phổ thông hiện tại 20%, đã đi qua lộ trình cắt giảm thuế suất từ 25% về 22% và cuối cùng hướng đến mục tiêu mới là 15-17%, rõ ràng Chính phủ đang gánh sẵn sàng gánh bài toán cân đối ngân sách thay cho giảm áp lực nhờ san gánh nặng bởi tăng thu.

Được ưu đãi từ FTA, dĩ nhiên, các doanh nghiệp Việt Nam cũng chịu áp lực “ngược” của hội nhập. Nhưng sự cộng hưởng của ưu đãi 3-5% lãi suất sẽ gia tăng để doanh nghiệp được cạnh tranh tốt hơn. Cũng là động lực để khơi nguồn 5 triệu hộ kinh doanh chuyển đổi . 

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Trọng doanh nghiệp
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO