Trung Quốc mâu thuẫn trong chính sách quản lý tiền điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc bày tỏ thái độ cứng rắn khi xoá sổ 12.000 tài khoản mạng xã hội liên quan đến tiền điện tử, nhưng lại cam kết hỗ trợ cho sự phát triển Web3.

>> Hồng Kông đột phá với Luật Quản lý tiền điện tử

Cứng rắn với tiền điện tử...

Theo SCMP, cơ quan quản lý không gian mạng Trung Quốc (CAC) đã ra lệnh cho các nền tảng truyền thông xã hội nước này chấm dứt 12.000 tài khoản liên quan đến tiền điện tử, khi Bắc Kinh tiếp tục gia tăng trấn áp ngành công nghiệp này.

Không gian cho bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tiền điện tử tiếp tục bị thu hẹp ở Trung Quốc, nơi việc giao dịch và khai thác các mã thông báo dựa trên Blockchain bị cấm. Ảnh: Getty

Không gian cho bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tiền điện tử tiếp tục bị thu hẹp ở Trung Quốc, nơi việc giao dịch và khai thác các mã thông báo dựa trên Blockchain bị cấm. Ảnh: Getty

Trong một tuyên bố, CAC cho biết, gần 1.000  tài khoản bị đóng đã hướng dẫn người dùng Internet đầu tư vào tiền điện tử nhân danh sự đổi mới tài chính và Blockchain. Các tài khoản mạng xã hội bị thanh trừng trải dài trên nhiều nền tảng, bao gồm Weibo, Baidu và WeChat của Tencent Holdings. Đồng thời đóng cửa 105 trang web "thổi phồng" về tiền điện tử cũng như chạy các chương trình hướng dẫn mua, bán khai thác tài sản kỹ thuật số.

Cuộc trấn áp này là một phần của chiến dịch mới mà CAC phát động, nhắm vào sự hỗn loạn của đầu cơ tiền điện tử, khi nhiều cư dân mạng bị thiệt hại nặng nề bởi các hoạt động giao dịch gần đây. Cơ quan quản lý cũng cho biết, các nền tảng Internet nên duy trì biện pháp mạnh mẽ trong việc hạn chế đầu cơ tiền điện tử, đồng thời tăng cường nỗ lực làm sạch nội dung và tài khoản người dùng liên quan đến lĩnh vực này.

Không gian cho bất kỳ hoạt động nào liên quan đến tiền điện tử tiếp tục bị thu hẹp ở Trung Quốc, nơi việc giao dịch và khai thác các mã thông báo dựa trên Blockchain bị cấm, vì các nhà chức trách liên tục đưa ra các cảnh báo mới sau hàng loạt sự cố thị trường tiền điện tử toàn cầu vừa qua.

Vào tháng 6, tờ Nhật báo Kinh tế Trung Quốc đã kêu gọi các nhà đầu tư cảnh giác với nguy cơ giá Bitcoin "đang về 0", sau khi cho biết sự sụp đổ của stablecoin TerraUSD và Luna đã chứng tỏ hành động kịp thời, hiệu quả của các cơ quan quản lý đất nước. Cùng với đó, Cục Quản lý Tài chính Thâm Quyến cũng đã cảnh báo giao dịch và đầu cơ tiền điện tử gây nguy hiểm nghiêm trọng cho an ninh tài sản của người dân, phát sinh các hoạt động tội phạm và phá vỡ trật tự tài chính.

Vốn dĩ Trung Quốc được coi là mảnh đất màu mỡ để đào tiền điện tử do chi phí điện thấp ở một số khu vực. Điều đó đang khiến quốc gia này đứng trước nguy cơ gặp khủng hoảng năng lượng và cản trở cố gắng trung hòa carbon vào năm 2050. Vì vậy, Trung Quốc luôn cứng rắn với các hoạt động này để khai tử một cách triệt để. Tuy nhiên, một nguyên nhân quan trọng hơn mà nhiều nhà phân tích đều tin rằng, Trung Quốc muốn dọn đường cho đồng Nhân dân tệ kỹ thuật số (eCNY) được phổ cập rộng rãi.

Mặc dù đã triển khai trên nhiều tỉnh thành, nhưng eCNY vẫn chưa nhận được sự quan tâm nhiệt tình của người dân. Ngân hàng Trung ương và các tổ chức Chính phủ Trung Quốc đang phải khám phá những cách thức mới để eCNY được phổ cập hơn.

Cho đến nay, phương tiện chính để thúc đẩy việc sử dụng CNY điện tử ở người tiêu dùng vẫn là thông qua hình thức xổ số. Vào tháng 5 và tháng 6, Thâm Quyến đã phát hành 30 triệu Nhân dân tệ trong bao lì xì e-CNY cho người dân, những người có thể sử dụng tiền kỹ thuật số dưới dạng chứng từ tiêu dùng.

>> Web3 và tương lai của Internet

Nhưng cam kết hỗ trợ Web3

Với các bất lợi bao trùm, nhiều người đam mê tiền điện tử tại đất nước tỷ dân này đã chuyển các hoạt động đến những môi trường pháp lý thân thiện hơn. Nhưng một số người lại nhìn thấy tín hiệu tích cực mới trong nước, khi chính quyền địa phương cam kết hỗ trợ sự phát triển của Web3. 

Các ứng dụng Web3 trên khắp thế giới thường liên quan đến tiền điện tử và mã thông báo không thể thay thế (NFT), song, các chính quyền địa phương ở Bắc Kinh, Thượng Hải vẫn vào cuộc để nắm lấy khái niệm phổ biến này (ảnh minh hoạ)

Các ứng dụng Web3 thường liên quan đến tiền điện tử và NFT, song, các chính quyền địa phương ở Bắc Kinh, Thượng Hải vẫn vào cuộc để nắm lấy khái niệm phổ biến này (ảnh minh hoạ)

Trong khi đó, các ứng dụng Web3 trên khắp thế giới thường liên quan đến tiền điện tử và mã thông báo không thể thay thế (NFT), song, các chính quyền địa phương ở Bắc Kinh, Thượng Hải vẫn vào cuộc để nắm lấy khái niệm phổ biến này trong nỗ lực thúc đẩy phát triển Blockchain.

Cụ thể, Thượng Hải sẽ khám phá sự phát triển của các công nghệ Web3 quan trọng như một phần trong nỗ lực của thành phố, nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mới. Ví dụ phát triển giao thức xác thực phi tập trung OpenID, hệ thống tên miền phi tập trung (DNS) và thông tin liên lạc được mã hóa đầu cuối...

Charlie Dai, chuyên gia phân tích của Forrester cho rằng, dù nhiều công ty khởi nghiệp về Web3 của Trung Quốc đã chuyển trụ sở ra bên ngoài trước sự trấn áp mạnh mẽ của chính phủ với lĩnh vực tiền mã hoá, nhưng điều này không có nghĩa họ sẽ từ bỏ hoàn toàn thị trường hơn 1 tỷ dân.

“Thay vào đó, họ sử dụng chiến thuật được nhiều thế hệ doanh nghiệp công nghệ đi trước chứng minh sự hiệu quả: đặt trụ sở ở nước ngoài, duy trì một số hoạt động ở trong nước và chinh phục thị trường quốc tế. Trung Quốc đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển ban đầu của ngành công nghiệp Blockchain, sản sinh ra một thế hệ rất am hiểu về tiền điện tử. Một số sàn giao dịch tiền mã hoá lớn nhất thế giới hiện nay như Binance, FTX, Crypto.com hay Huobi đều xuất phát điểm từ nền kinh tế lớn thứ hai thế giới”, ông nói.

Một công ty Blockchain tại Thượng Hải cũng bày tỏ sự lạc quan về động thái của chính quyền và tin rằng, các chính sách thuận lợi có thể giúp thu hút vốn, nguồn nhân lực chất lượng cao và sự chú ý từ quốc tế. Do đó, nhiều ứng dụng Web3 sẽ có chỗ để phát triển hơn, mọi người sẽ không còn tập trung sự chú ý của họ vào chỉ tiền điện tử và NFT nữa.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc mâu thuẫn trong chính sách quản lý tiền điện tử tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711665101 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711665101 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10