Trung Quốc mở rộng “quyền gây ô nhiễm”

Diendandoanhnghiep.vn Trung Quốc tăng hạn mức mua bán khí phát thải, đồng nghĩa quốc gia này tự mở rộng “quyền gây ô nhiễm môi trường” của mình.

Lượng khí thải (CO2, CH4, N2O, O3…) gây hiệu ứng nhà kính của Trung Quốc đang cao nhất thế giới, bằng tất cả các nước OECD cộng lại.

 Tình trạng phát khí thải ở Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: REUTERS

Tình trạng phát khí thải ở Trung Quốc ngày càng nghiêm trọng. Ảnh: REUTERS

Thương mại hóa carbon

Trung Quốc là nơi xả khí gây hiệu ứng nhà kính lớn nhất thế giới, 14,09 tỷ tấn khí thải mỗi năm, chiếm 27% toàn cầu. Do đó, ô nhiễm môi trường đang là vấn đề rất nhức nhối của nền kinh tế thứ 2 thế giới.

Trước thực trạng trên, Trung Quốc tiến hành thương mại hóa carbon nhằm tạo ra khung khổ gây ô nhiễm rõ ràng, mặt khác tạo ra nguồn thu không hề nhỏ. Hiện có hơn 2.000 doanh nghiệp với 4 tỷ tấn khí thải carbon, metal- nguyên nhân hàng đầu gây hiệu ứng nhà kính, đang được giao dịch ở Trung Quốc với mức giá khoảng 50 Nhân dân tệ/tấn, dự kiến sẽ tăng giá hơn 3 lần đến năm 2030.

Đây là nỗ lực của Trung Quốc nhằm giảm khí phát thải kể từ năm 2030, và trung hòa phát thải trong 20 năm sau đó. Tuy nhiên, giới chuyên gia cho rằng mục tiêu này của Trung Quốc là xa vời, bởi quốc gia này sử dụng nhiên liệu hóa thạch nhiều nhất toàn cầu, không ngừng tài trợ các dự án nhiệt điện ở nước ngoài.

Từ khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát đã giúp trái đất trong lành hơn, nhưng lượng phát thải của Trung Quốc ước tính đã tăng 1,7%, một phần là do nước này vẫn duy trì đà tăng trưởng kinh tế nhờ công nghiệp và khí đốt tự nhiên.

Hơn nữa, Trung Quốc ngày nay là thủ phủ công nghệ lạc hậu, thủ phạm trực tiếp gây khí phát thải. Trong khi đó, kế hoạch “Made in China 2025”- đổi chất nền kinh tế Trung Quốc từ gia công, khai thác tài nguyên sang sáng tạo, chế tạo, bị cản trở bởi “chiến tranh công nghệ” với Hoa Kỳ.

Hậu quả nghiêm trọng hơn

Về bản chất, thương mại hóa khí phát thải “cho phép gây ô nhiễm khi đã chi trả một mức giá nhất định”. Với mức giá phát khí thải mà Bắc Kinh quy định vẫn còn rất thấp so với con số 30% trở lên trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh dành cho bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp Trung Quốc.

Vấn đề ở chỗ, Trung Quốc thu được tiền từ thương mại hóa khí phát thải nhưng sẽ càng gây hậu quả biến đổi khí hậu, khiến trái đất càng ngày càng nóng lên. Đặc biệt, khí hậu cực đoan ở Trung Quốc ảnh hưởng nghiêm trọng đến các nước tiểu vùng sông Mekong.

Sự nóng lên toàn cầu, bào mòn tầng ozon không thể được giải quyết một sớm một chiều bằng biện pháp tài chính. Thương mại hóa khí phát thải là ý tưởng bảo vệ môi trường có từ 3 thập kỷ trước, nhưng thực tế chứng minh, nó không thể giúp ngăn chặn biển đổi khí hậu.

Pháp lý hiện hành chỉ điều chỉnh được phạm vi rất nhỏ các tác nhân gây phát thải. Giải pháp của Trung Quốc là quản lý “cuối nguồn,” tức là nhằm vào đối tượng phát thải trực tiếp, chưa quản lý được nguyên nhân, nguồn gốc, xuất xứ phát thải.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc mở rộng “quyền gây ô nhiễm” tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711705437 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711705437 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10