Trung Quốc nâng mức độ “khẩn cấp” các quy định trấn áp tiền điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Thông điệp mà Trung Quốc muốn gửi đi là Nhà nước sẽ tiếp tục trấn áp Bitcoin với mức độ khẩn cấp, áp lực cao và tiếp tục theo dõi mọi hoạt động của một loại tiền tệ có rủi ro lớn đối với người dân.

Bản ghi nhớ “khắc nghiệt”

Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã xuất bản một tài liệu nhắc nhở rằng, tài sản kỹ thuật số bị cấm trong nước và hoạt động của các sàn giao dịch cũng sẽ bị cấm triệt để. Động thái trên đã dẫn đến sự gián đoạn lớn trong thị trường tiền điện tử, khi Bitcoin (BTC) vừa kịp quay đầu về mức 45.000 USD/BTC sau đợt giảm giá đột ngột mới đây, đã lao xuống mốc 42.000USD. Các đồng altcoin thậm chí còn tồi tệ hơn, trong đó, ETH giảm mạnh xuống dưới 2.900 USD/ETH. Tổng cộng, vốn hóa thị trường tiền điện tử đã giảm khoảng 150 tỷ USD chỉ trong một giờ.

Tổng cộng, vốn hóa thị trường tiền điện tử đã giảm khoảng 150 tỷ USD chỉ trong một giờ sau những thông báo từ Chính phủ Trung Quốc (ảnh minh hoạ)

Tổng cộng, vốn hóa thị trường tiền điện tử đã giảm khoảng 150 tỷ USD chỉ trong một giờ sau những thông báo từ Chính phủ Trung Quốc (ảnh minh hoạ)

Có thể thấy, lập trường tiêu cực của Trung Quốc đối với không gian tiền điện tử đã được biết đến rộng rãi trong nhiều năm trở lại đây và quốc gia này có xu hướng thường xuyên nhắc nhở các nhà đầu tư về điều đó. PBoC đã tuyên bố, các tổ chức tài chính, công ty thanh toán và nền tảng Internet đều bị cấm tạo điều kiện cho giao dịch tiền điện tử. Ngân hàng hứa sẽ tăng cường giám sát tất cả các hoạt động liên quan đến lĩnh vực này. Trước đó, bắt đầu từ tháng 5, Chính phủ Trung Quốc cũng đã tăng gấp đôi chiến dịch trấn áp đối với các xưởng đào Bitcoin trên cả nước.

Bản ghi nhớ phác thảo về các quy định cấm tiền điện tử xuất phát từ mối lo ngại về việc chúng “phá vỡ trật tự kinh tế và tài chính, tạo ra các hoạt động bất hợp pháp và tội phạm như cờ bạc, gây quỹ bất hợp pháp, gian lận, kế hoạch kinh doanh theo mô hình Ponzi và rửa tiền, gây nguy hiểm nghiêm trọng sự an toàn tài sản của người dân. Vì vậy, cần trừng phạt các bên có liên quan đến việc phân phối Bitcoin hoặc chứng khoán tiền điện tử để duy trì trật tự kinh tế và tài chính, hòa hợp xã hội cũng như sự ổn định”, PBoC lý giải cho hành động cấm đoán triệt để của mình.

Đồng thời kêu gọi tất cả các cơ quan có liên quan hợp tác nhằm:

Thứ nhất, làm rõ các thuộc tính thiết yếu của tiền ảo và các hoạt động kinh doanh liên quan.

Thứ hai, thiết lập và hoàn thiện cơ chế làm việc để đối phó với rủi ro khi kinh doanh tiền ảo.

Thứ ba, tăng cường giám sát rủi ro và cảnh báo sớm các hành vi đầu cơ kinh doanh tiền ảo.

Thứ tư, xây dựng hệ thống phòng ngừa và xử lý rủi ro đa chiều, đa cấp.

Bản ghi nhớ còn nhấn mạnh: “Bitcoin không hợp pháp, không nên, không thể được sử dụng làm tiền tệ trên thị trường hoặc lưu thông, các hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền ảo là hoạt động tài chính bất hợp pháp”.

Hiện cả sàn giao dịch tiền điện tử Huobi và OKEx đều có nguồn gốc từ Trung Quốc và được thành lập tại quốc gia này nhiều năm trước. Mặc dù họ tuyên bố đã chuyển ra khỏi Trung Quốc và tạm ngừng giao dịch tiền tệ fiat bằng đồng Nhân dân tệ, nhưng họ vẫn có nhân viên làm việc tại quốc gia này và phục vụ cho khách hàng Trung Quốc, cho phép họ trao đổi tài sản tiền điện tử thông qua giao dịch mua bán tại quầy (OTC) trên nền tảng của họ.

Cùng với đó, Binance cũng cung cấp các dịch vụ OTC bằng đồng Nhân dân tệ trên nền tảng của mình. Tuy nhiên, giá trao đổi mã thông báo BNB của Binance đã ít bị ảnh hưởng hơn với mức giảm 8% sau khi thông tin được tung ra. Tuy nhiên, đại diện các sàn hiện vẫn im lặng và từ chối các bình luận liên quan.

Tâm lý thị trường bị ảnh hưởng

Có lẽ đáng sợ nhất đối với các Bitcoiners lúc này là lời hứa công khai của PBoC sẽ giám sát toàn diện công dân cả trực tuyến và ngoại tuyến trong nỗ lực “cải thiện độ chính xác và hiệu quả của việc xác định và phát hiện các hoạt động thổi phồng giao dịch tiền ảo”. Cụ thể, Chính phủ và các cơ quan sẽ có công nghệ tiên tiến để theo dõi toàn diện thời gian thực các giao dịch Blockchain và thông tin liên quan đến các đồng tiền mới được khai thác, giao dịch và trao đổi trên thị trường. Bất kỳ vi phạm nào cũng sẽ được xử lý bằng “cơ chế phản ứng nhanh”, đồng thời yêu cầu các địa phương và tổ chức truy quét những người bị nghi ngờ vi phạm.

Chính phủ và các cơ quan sẽ có công nghệ tiên tiến để theo dõi toàn diện thời gian thực các giao dịch Blockchain và thông tin liên quan đến các đồng tiền mới được khai thác, giao dịch trên thị trường (ảnh: Getty Images)

Chính phủ và các cơ quan sẽ có công nghệ tiên tiến để theo dõi toàn diện thời gian thực các giao dịch Blockchain và thông tin liên quan đến các đồng tiền mới được khai thác, giao dịch trên thị trường (ảnh: Getty Images)

Theo các đầu mối do bộ phận quản lý tài chính chuyển giao, các cơ quan có thẩm quyền về mạng thông tin và viễn thông khẩn trương đóng cửa các ứng dụng Internet như website, ứng dụng di động, các chương trình nhỏ thực hiện các hoạt động kinh doanh liên quan đến tiền ảo theo quy định của pháp luật”, PBoC nhấn mạnh.

Về vấn đề này, Wen Xinxiang, giám đốc bộ phận thanh toán và quyết toán tại Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc bày tỏ lo ngại về sự phổ biến ngày càng tăng của tiền điện tử và các stablecoin, đồng thời kêu gọi thêm các biện pháp để hệ thống tài chính truyền thống gia tăng sức cạnh tranh với ngành này.

Tuy nhiên, một nhà đầu tư nhận xét, nhiều người nắm giữ tiền điện tử đã rất thất vọng trước tin tức Trung Quốc tăng cường “lệnh cấm” tiền điện tử, nhưng điều này trên thực tế chỉ đơn giản là một lời nhắc lại các hạn chế hiện có của PBoC trong 4 năm qua. Sự kiện tương tự xảy ra lần đầu tiên vào tháng 9/2017, đã khiến Bitcoin sụp đổ và chỉ phục hồi về mức ban đầu trong vòng vài tuần, sau đó thiết lập mức cao nhất mọi thời đại mới là 20.000 USD/BTC trong chưa đầy ba tháng.

Cùng quan điểm đó, nhà phân tích Rekt Capital cho hay, việc bán tháo chỉ làm nổi bật sự thiếu kinh nghiệm của những người mới tham gia thị trường. “Các nhà đầu tư BTC tham gia thị trường một thời gian dài đã nhiều lần nghe thấy sự lặp lại của các thông báo trấn áp từ Trung Quốc. Nhưng các nhà đầu tư mới hơn, không có kinh nghiệm này sẽ là những người bị ảnh hưởng nhiều nhất. Việc bán tháo hoảng loạn của họ là nguyên nhân thúc đẩy sự suy giảm gần đây” Rekt  tweet trên trang cá nhân của mình ngay trong ngày.

Thực tế, thông điệp chung mà PBoC gửi đi là Nhà nước sẽ tiếp tục trấn áp Bitcoin với mức độ khẩn cấp, áp lực cao và tiếp tục theo dõi mọi hoạt động của một loại tiền tệ mà họ tin là có rủi ro lớn đối với người dân. Việc Trung Quốc hướng trọng tâm vào cấm Bitcoin hoàn toàn không có gì mới, trong bối cảnh Bitcoin luôn hoạt động như một loại tài sản đầy rủi ro ngắn hạn. Không có gì ngạc nhiên khi mối tương quan mới nhất của BTC với các quy định đã ảnh hưởng đến tâm lý thị trường.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc nâng mức độ “khẩn cấp” các quy định trấn áp tiền điện tử tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713577859 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713577859 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10