Làn sóng doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc: Dễ mà không dễ!

Diendandoanhnghiep.vn Làn sóng doanh nghiệp di dời khỏi Trung Quốc bắt đầu lên cao, ra đi để thoát thương chiến, nhưng khó tìm thấy nơi nào có chuỗi cung ứng phong phú bằng.

 Bắc Kinh có nhiều lý do để níu chân các doanh nghiệp FDI, nhưng điều quan trọng nhất là nếu làn sóng rời Trung Quốc của các doanh nghiệp này tiếp tục lên cao, thì thiệt hại của của việc này là không thể cân đong đo đếm được. Những tác động của nó vượt  xa cả những mức thuế nặng nề do Mỹ đang áp đặt lên Trung Quốc.

Nhìn lại một năm cuộc chiến thương mại với Mỹ, hơn 50 công ty đa quốc gia, bao gồm Apple và Nintendo, đã công bố hoặc đang xem xét kế hoạch chuyển nhà máy sản xuất của mình ra khỏi Trung Quốc. Và không chỉ các công ty nước ngoài, thậm chí các nhà sản xuất Trung Quốc, cũng như những công ty Đài Loan, vốn có thế mạnh là gia công máy tính cá nhân, điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác, cũng đang lên kế hoạch di dời.

Ông Kiyofumi Kakudo - Giám đốc điều hành của nhà sản xuất máy tính cá nhân Dynabook cho biết: "Chúng tôi cần các biện pháp chắc chắn để tránh rủi ro về thuế quan”. Dynabook là công ty gia công máy tính của Sharp, hiện công ty này đang xem xét kế hoạch di dời nhà máy sản xuất máy tính xách tay từ Trung Quốc sang một nhà máy mới đang được xây dựng tại Việt Nam.

Dynabook sản xuất gần như tất cả các máy tính xách tay của mình ở Trung Quốc, chủ yếu tại một nhà máy ở Hàng Châu, cách Thượng Hải 175 km về phía tây nam. "Mặc dù đợt thuế quan thứ tư của Mỹ đã tạm thời bị hoãn, nhưng chúng tôi không thể biết điều gì sẽ xảy ra, và nó sẽ xảy ra khi nào", ông Kakudo nói.

Trong một diễn biến mới nhất, Apple đã kêu gọi các nhà cung cấp lớn xem xét chuyển 15% đến 30% sản lượng linh kiện iPhone ra khỏi Trung Quốc. Theo Nikkei Asian Review, Apple đang lên kế hoạch bắt đầu sản xuất thử nghiệm tai nghe không dây AirPods nổi tiếng của mình tại Việt Nam. Theo Nikkei, các thử nghiệm như vậy thường là bước đầu để hãng sản xuất hàng loạt.

Điều đáng nói, “táo khuyết” không phải là công ty công nghệ duy nhất lên kế hoạch rời khỏi Trung Quốc. Các nhà sản xuất máy tính cá nhân của Mỹ như HP hay Dell cũng đang tính đến việc chuyển tới 30% sản lượng máy tính xách tay của họ từ các nhà máy ở Trung Quốc sang các quốc gia khác, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á. Giống như Apple, Tập đoàn Nintendo của Nhật Bản cũng sẽ chuyển một phần nhà máy sản xuất hệ thống trò chơi Nintendo Switch của Tập đoàn từ Trung Quốc sang Việt Nam.

Có lo ngại rằng những động thái này có thể gây ra những khó khăn không thể đo đếm được, từ cơ hội việc làm của người lao động cho đến thói quen tiêu dùng của người dân Trung Quốc. Để giảm thiểu thiệt hại, Bắc Kinh đang trải "thảm đỏ" cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Tesla là một trong những doanh nghiệp Mỹ hiếm hoi luôn ủng hộ các chính sách của chính phủ Trung Quốc. Công ty của Tỷ phú Elon Musk hiện đang tiến hành chuyển thiết bị tới nhà máy mới của họ ở ngoại ô Thượng Hải. Nhà máy này mới chỉ được Tesla khởi công từ khoảng nửa năm trước. Hiện tại, Tesla đang tiến hành tuyển dụng nhân sự, và các hoạt động sản xuất của công ty được cho sẽ chính thức bắt đầu vào tháng tới.

Trung Quốc đã dần dần tăng ưu đãi cho các doanh nghiệp ở nước ngoài kể từ năm 2018, khi căng thẳng thương mại với Mỹ ngày càng trở nên sâu sắc. Theo số liệu từ Bộ Thương mại Trung Quốc, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào nước này đã tăng 3,5% trong năm lên khoảng 70,7 tỷ USD trong hai Quý đầu năm nay.

Bắc Kinh đã tuyên bố vào cuối tháng 6 rằng họ sẽ giảm bớt các hạn chế đối với đầu tư nước ngoài trong bảy lĩnh vực, bao gồm cả dầu khí. Chính quyền của ông Tập Cận Bình cũng đang làm xúc tiến các hoạt động để mở rộng đầu tư trong lĩnh vực tài chính. Tuy nhiên, những nỗ lực này liệu có đủ để bù đắp tác động của cuộc chiến thương mại hay không vẫn là một câu hỏi chưa có câu trả lời rõ ràng.

Phụ nữ làm việc trên một dây chuyền sản xuất điều hòa không khí, tại một nhà máy của một công ty kỹ thuật điện ở Huaibei, tỉnh An Huy. Nhiều công ty có thể buộc phải thiết lập chuỗi cung ứng kép: một cho Trung Quốc và một cho các thị trường khác.

Lao động nữ làm việc trên một dây chuyền sản xuất điều hòa không khí, tại một nhà máy ở tỉnh An Huy. 

Mối quan tâm về tình hình tăng trưởng kinh tế đang bao trùm lên tâm trí các nhà lãnh đạo đất nước đông dân nhất thế giới này. Hội đồng Nhà nước Trung Quốc đã quyết định thành lập một nhóm các nhà lãnh đạo nhằm tìm ra các giải pháp và lên kế hoạch tuyển dụng nhân sự nhằm thúc đẩy các chương trình đào tạo nghề bằng cách sử dụng nguồn tiền từ các chương trình bảo hiểm nhà nước.

Căng thẳng thương mại đang bắt đầu tác động đáng kể tới dòng hàng hóa và vốn. Trong năm tháng đầu năm nay, xuất khẩu từ Trung Quốc sang Mỹ đã giảm 12% về giá trị, trong khi những sản phẩm từ Ấn Độ, Việt Nam và Đài Loan lại tăng trưởng ở mức hai con số.

Nhiều công ty đã nhìn nhận ra vấn đề rằng chiến tranh thương mại chưa thực sự có dấu hiệu sẽ kết thúc. Trong khi đó, Trung Quốc với dân số 1,4 tỷ người cũng lại là thị trường khó lòng có thể nhắm mắt bỏ qua. Để giải bài toán này, nhiều công ty lựa chọn phương án thiết lập chuỗi cung ứng kép khi họ giữ lại các nhà máy hoạt động ở Trung Quốc, và xây dựng nhà máy tại một quốc gia thứ ba nhằm cung cấp hàng hóa cho phần còn lại của thế giới. Có lẽ đây là lời giải khôn ngoan cho bài toán tiết kiệm chi phí và gia tăng tối đa lợi nhuận trong bối cảnh chiến tranh thương mại.

Nói về vấn đề này, chuyên gia kinh tế Yuji Miura-Viện nghiên cứu Nhật Bản cho biết: "Khả năng thị trường thế giới phân chia thành Trung Quốc và ngoài Trung Quốc đang tăng lên". "Trung Quốc cộng một" - đó chính là lời giải cho mối quan hệ ràng buộc về kinh tế giữa Mỹ và Trung Quốc và sự phân chia nền kinh tế thế giới thành các khối thù địch khác nhau.

Thế nhưng, mọi chuyện không thực sự dễ dàng trong hầu hết các trường hợp. Một nhà sản xuất máy móc của Nhật Bản đã chuyển sản xuất hàng hóa cho thị trường Mỹ sang một quốc gia Đông Nam Á. Thế nhưng, địa điểm mới này lại không có chuỗi cung ứng rộng khắp như ở Trung Quốc, giám đốc điều hành một doanh nghiệp như vậy cho biết: "Chúng tôi cần vận chuyển nhiều linh kiện từ Trung Quốc sang địa điểm mới, hoặc chúng tôi phải thiết lập một mạng lưới cung ứng mới. Trong cả hai trường hợp đó, chi phí sản xuất sẽ tăng lên đáng kể"

Đông Nam Á, đặc biệt là Việt Nam nổi lên như một sự lựa chọn thay thế tốt nhất, đặc biệt đối với các nhà sản xuất thiết bị điện và điện tử. Việt Nam được xem là điểm sáng đầu tư đối với các doanh nghiệp muốn dịch chuyển nhà máy khỏi Trung Quốc bởi hệ thống chính trị ổn định, đội ngũ lao động trẻ dồi dào, cũng như các lợi thế hậu cần bởi vì Việt Nam có chung đường biên giới trên bộ với Trung Quốc, cũng như các cảng biển nước sâu thuận lợi cho việc giao thương hàng hóa ra thế giới.

Trong làn sóng dịch chuyển đó, Công ty Kyocera của Nhật Bản đang nghĩ đến việc chuyển sản xuất máy in sang Việt Nam, bên cạnh đó nhà sản xuất thiết bị điện tử Trung Quốc TCL cũng đang lên kế hoạch sẽ thành lập một nhà máy sản xuất tivi tại đây

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Làn sóng doanh nghiệp rời khỏi Trung Quốc: Dễ mà không dễ! tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711677376 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711677376 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10