Trung Quốc và bẫy thu nhập trung bình

Diendandoanhnghiep.vn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã từng đưa ra các cảnh báo rằng một số nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng tại châu Á đang đứng trước nguy cơ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình"

ADB đã từng đưa ra các cảnh báo rằng một số nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh chóng tại châu Á đang đứng trước nguy cơ rơi vào "bẫy thu nhập trung bình", khi nguồn tăng trưởng dịch chuyển từ việc phụ thuộc vào tài nguyên như lao động rẻ và vốn, sang tăng trưởng dựa trên năng suất cao và đổi mới công nghệ.

Giới phân tích cho rằng, Trung Quốc là quốc gia một trong số những quốc gia có nhiều nguy cơ rơi vào kịch bản này.

Căn cứ vào số liệu thống kê mới nhất, GDP bình quân đầu người của Trung Quốc năm 2019 đã vượt qua ngưỡng 10.000 USD, bước vào hàng ngũ các nước có thu nhập trung bình. Và nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này cũng đã bắt đầu xuất hiện hiện tượng giống như ở những nước từng rơi vào "bẫy thu nhập trung bình".

GDP bình quân đầu người của Trung Quốc đã tăng hơn gấp đôi kể từ năm 2011 và tăng gấp 10 lần kể từ năm 2000. Sự cải thiện lớn về mức sống của quốc gia với dân số lên tới 1,4 tỷ người này là một trong những câu chuyện thành công kinh tế nhanh nhất trong lịch sử.

Nhưng khi chính quyền của Tổng thống Donald Trump khơi mào cho cuộc chiến thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đã bị ảnh hưởng nặng nề, cùng với đó là làn sóng tháo chạy của các doanh nghiệp khỏi đại lục đã khiến mức tăng trưởng của Trung Quốc tuột dốc một cách nhanh chóng.

Trong bối cảnh đó, câu hỏi đặt ra là: Liệu tăng trưởng của Trung Quốc có chậm đến mức mức sống của người dân cũng ngừng được cải thiện?

Trên thực tế, nền kinh tế của Trung Quốc vẫn tiếp tục phát triển, nhưng lại không đủ nhanh để giúp mức sống của người bình thường đạt đến mức sống như tại các quốc gia giàu. Hiện tượng này được gọi là bẫy thu nhập trung bình.

Phân tích cụ thể trường hợp của Trung Quốc, các chuyên gia đã chỉ ra rằng Trung Quốc vốn đã gia nhập vào nhóm nước có thu nhập trung bình nhưng trong nhiều thập kỷ, Trung Quốc vẫn không vươn lên để trở thành quốc gia phát triển.

Đó là bởi vì khi đang thực sự nghèo, nước này đã nỗ lực để biến chính cái nghèo thành lợi thế. Chẳng hạn, nhân công giá rẻ làm cho một nền kinh tế có thu nhập thấp cạnh tranh trong sản xuất thâm dụng lao động, cụ thể trong các ngành dệt may, giày dép và đồ chơi.

Nền kinh tế của Trung Quốc đang trong quá trình tái cân bằng khỏi mô hình đầu tư cao của mình theo hướng dựa vào tiêu dùng.

Nền kinh tế của Trung Quốc đang trong quá trình tái cân bằng khỏi mô hình đầu tư cao của mình theo hướng dựa vào tiêu dùng.

Tuy nhiên, khi thu nhập tăng, chi phí tăng, nhưng các ngành công nghiệp sản xuất cũ kỹ, công nghệ thấp mất khả năng cạnh tranh, Trung Quốc sau đó phải chuyển "chuỗi giá trị" sang xuất khẩu các sản phẩm công nghệ tiên tiến hơn.

Nhưng ngay cả như thế cũng không đủ để tránh bẫy. Để trở thành nền kinh tế có thu nhập cao, Bắc Kinh cần làm nhiều hơn là chỉ làm ra sản phẩm bằng cách tăng người và lao động cho các nhà máy.  

Chặng đường tăng trưởng kinh tế thần tốc của Trung Quốc bắt đầu từ năm 1978 khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình quyết định theo đuổi chính sách cải cách và mở cửa. Hành trình này có thể được chia thành bốn chu kỳ.

Chu kỳ thứ nhất, từ 1978-1984, chủ yếu là xóa bỏ hệ thống hợp tác xã và trao quyền tự chủ cho nông dân trên mảnh đất của họ. Chu kỳ thứ hai bắt đầu từ năm 1984 khi các hoạt động thương mại ở khu vực đô thị bắt đầu phát triển thịnh vượng. Chu kỳ thứ ba được kích hoạt nhờ chuyến đi công tác miền nam Trung Quốc của Đặng Tiểu Bình vào năm 1992 và chu kỳ thứ tư bắt đầu vào năm 2011 khi Trung Quốc gia nhập WTO.

Nhà nghiên cứu Zhang Lin tại Viện Nghiên cứu Kinh tế Thiên Tắc ở Bắc Kinh cho rằng chu kỳ kinh tế thứ năm đáng lẽ có thể đã được tạo ra nếu Trung Quốc tiếp tục mở cửa hơn đối với thế giới bên ngoài.

Song Trung Quốc đã không làm như vậy và giờ đây đà tăng trưởng trì trệ của nền kinh tế (từ năm 2013) đã được xem là “điều bình thường mới”. Theo ông Zhang, giai đoạn hiện nay của nền kinh tế Trung Quốc không còn là chu kỳ bình thường vì nó giống như là một thất bại kinh tế do con người tạo ra hơn.

Quá trình phát triển từ thu nhập thấp đến thu nhập trung bình, bản thân nó cũng ngầm chứa nhiều yếu tố là nguyên nhân để một nước rơi vào bẫy trung bình.

Đó là sự hủy hoại môi trường sống phải mất nhiều nguồn lực và thời gian khắc phục (có yếu tố vĩnh viễn không phục hồi được), sự thay đổi môi trường xã hội (kết cấu văn hóa, kết cấu xã hội biến đổi trong thời gian quá ngắn) dễ tạo ra những xung đột; sự tự tin thái quá của các tầng lớp dẫn dắt đến thành công, tâm lý đòi tưởng thưởng công trạng biểu hiện ở nhu cầu hưởng thụ sớm.

Ngày nay, tầng lớp trung lưu của Trung Quốc được đánh giá là những người dân có tài sản dao động trong  khoảng 400 triệu nhân dân tệ, và tầng lớp này chỉ chiếm khoảng 30% dân số. Trong khi đó, tầng lớp trung lưu tại Mỹ chiếm khoảng 50 % dân số.

Rõ ràng, sự phân bổ của cải này ở cả Mỹ và Trung Quốc là rất bất bình đẳng. Nhìn chung người tiêu dùng Hoa Kỳ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn so với phía Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng có giá trị lớn như oto.

Quyền sở hữu xe hơi tính trên đầu người ở Mỹ cao gần gấp năm lần so với Trung Quốc. Nói một cách rõ ràng hơn, năm 2019, số lượng người Trung Quốc sở hữu oto tính bình quân trên một nghìn người, chỉ tương đương với tỉ lệ sở hữu oto tại Mỹ vào năm 1926!

Trên thực tế, tăng trưởng GDP trong khoảng thời gian từ năm 1981 đến năm 2015 duy trì ở mức 9,9%. Con số này làm giảm tỷ lệ dân số sống trong tình trạng nghèo cùng cực từ 88% xuống còn 0,7%. Năm 2018 đánh dấu một năm tăng trưởng thấp theo tiêu chuẩn của Trung Quốc khi sản lượng kinh tế thực tế tính theo đồng USD trong năm sẽ bằng 5,7% tăng trưởng GDP thực tế tại Mỹ.

Ông Zhang cho rằng trong một mô hình tăng trưởng do nhà nước dẫn dắt, các công ty nhà nước phát triển trong khi khu vực kinh tế tư nhân thoái lùi, gây tổn hại cho một trụ cột của tăng trưởng kinh tế. Giờ đây, cuộc chiến thương mại với Mỹ đang bắt đầu làm suy yếu trụ cột tăng trưởng còn lại, tức khu vực kinh tế nhà nước.

Điều này có nghĩa là hai trụ cột thúc đẩy sự trỗi dậy kinh tế của Trung Quốc đều suy yếu, gây ra mối đe dọa nghiêm trọng đến các triển vọng của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.

Nếu Mỹ, EU và thậm chí cả Nhật Bản nữa thành lập một khối tự do thương mại giữa lúc Trung Quốc đang rơi vào tình trạng tăng trưởng trì trệ kéo dài, Bắc Kinh sẽ gặp khó khăn hơn để khôi phục tăng trưởng. Động thái này cũng sẽ gây khó khăn hơn cho Trung Quốc trong các nỗ lực thúc đẩy sự phát triển ở mặt trận công nghệ.

Song sự bóp méo thị trường do các công ty nhà nước gây ra chắc chắn không phải là trách nhiệm của người dân Trung Quốc và họ chắc chắn không đáng phải chịu những hậu quả của “bẫy thu nhập trung bình” nếu đó là “sản phẩm” của các chính sách sai lầm của chính phủ!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung Quốc và bẫy thu nhập trung bình tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713302055 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713302055 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10