Trung tâm nông sản Miền Tây: Cấp thiết nhưng cần có “nhạc trưởng” chỉ huy

Diendandoanhnghiep.vn Đây là một ý tưởng táo bạo và cấp thiết. Tuy nhiên, theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, điều quan tâm nhất ở đây là khâu tổ chức thực hiện, đó là phải có “nhạc trưởng” chỉ huy.

>>Vĩnh Long cần bám sát Quy hoạch vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú chia sẻ với DĐDN về Trung tâm nông sản đồng bằng sông Cửu Long đặt tại Cần Thơ với diện tích 3.300 ha sẽ có vai trò đầu mối, dẫn dắt phát triển nông nghiệp cả vùng. Đây là đề án được xây dựng sau khi Nghị quyết 45 của Quốc hội thông qua đầu năm nay cho thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Cần Thơ.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú.

-Ông đánh giá như thế nào về ý tưởng thành lập trung tâm này?

Đây là một ý tưởng rất hay, mạnh dạn, táo bạo và cấp thiết. Tuy nhiên, điều tôi quan tâm nhất ở đây là khâu tổ chức thực hiện, đó là phải có “nhạc trưởng” chỉ huy. Theo tôi, vấn đề này cần có sự chỉ đạo trực tiếp của một Phó Thủ tướng phụ trách ngành cùng tham gia.

Đồng thời, các tỉnh phải thành lập ban chỉ đạo để hàng ngày, hàng giờ theo sát vấn đề tiến độ thực hiện kế hoạch, uốn nắn kịp thời đảm bảo tiến độ từ nay đến năm 2030 trở thành trung tâm chế biến mạnh mẽ, giao dịch mua bán công khai, minh bạch, chia sẻ, không chèn ép, tất cả đều thắng.

Đây là những vấn đề chúng ta đang rất trăn trở ở các mặt hàng tại thị trường nước ta nói chung, mặt hàng nông sản nói riêng.

Để làm sao người nông dân giàu lên một cách chính đáng, các khâu khác thành tố trong chuỗi sản xuất, phân phối, tiêu thụ, chế biến cũng được hưởng lợi một cách hợp lý.

Điều này mang tính nhân văn, chia sẻ sâu sắc và tính lâu bền của sự phát triển trung tâm. Từ đây có thể nhân rộng ra các tỉnh phía bắc, đơn cử như đồng bằng Bắc Bộ hoặc duyên hải miền Trung. Tôi cho rằng, qua trung tâm này sẽ là bài học rất tốt để phát triển các trung tâm khác trong cả nước.

đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo, hoa quả, thuỷ hải sản lớn trong tỉ trọng chung của cả nước.

Đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo, hoa quả, thuỷ hải sản lớn trong tỉ trọng chung của cả nước.

-Theo ông, vì sao chúng ta lại đặt trung tâm tại đồng bằng sông Cửu Long mà không phải tại các khu vực khác?

Thứ nhất, đồng bằng sông Cửu Long là vùng sản xuất lúa gạo, hoa quả, thuỷ hải sản lớn trong tỉ trọng chung của cả nước. Khu vực này cung cấp tới 70% trái cây, 60% thuỷ sản xuất khẩu, đóng góp 12% GDP, 54% sản lượng lúa và 95% lượng xuất khẩu gạo của cả nước.

Thứ hai, từ nhiều năm nay sản xuất của cả nước cũng như đồng bằng sông Cửu Long dồi dào, chất lượng tăng lên, xuất khẩu được tín nhiệm. Tuy nhiên, sự liên kết giữa các vùng, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long còn lỏng lẻo, hạ tầng yếu kém. Cả vùng nam Bộ chỉ có 2 cảng lớn để xuất khẩu đi các nước và tiêu thụ nội địa, còn lại tất cả các tỉnh khác đều phải đưa hàng chạy đường xa, thậm chí “vòng vèo” khiến cho tốn chi phí rất lớn.

Thứ ba, việc mua bán của cả nước cũng như đồng bằng sông Cửu Long còn thiếu minh bạch, không có sàn giao dịch nông sản thực phẩm. Tình trạng ép cấp, ép giá, được mùa mất giá, được giá mất mùa diễn ra thường xuyên, ứ đọng, giải cứu.

Từ ba vấn đề chính trên đây là cơ sở để thành lập ý tưởng này. Vào ngày 19/5, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Công Thương cùng các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long họp lại để xây dựng những trung tâm liên kết, sản xuất, chế biến và tiêu thụ nông sản đồng bằng sông Cửu Long. Qua đây sẽ hình thành nên trung tâm hạt nhân đô thị, sân bay, đầu mối của các tỉnh nam Bộ.

>>“Mở lối” cho Đồng bằng sông Cửu Long

Khu vực này cung cấp tới 70% trái cây, 60% thuỷ sản xuất khẩu, đóng góp 12% GDP, 54% sản lượng lúa và 95% lượng xuất khẩu gạo của cả nước.

Khu vực này cung cấp tới 70% trái cây, 60% thuỷ sản xuất khẩu, đóng góp 12% GDP, 54% sản lượng lúa và 95% lượng xuất khẩu gạo của cả nước.

-Ông có thể phân tích cụ thể hơn về mục tiêu liên kết này?

Trong kế hoạch đề ra là để chuẩn bị chia và phân tổ thành các giai đoạn. Cụ thể, giai đoạn từ nay đến hết năm 2023 là giải phóng mặt bằng, xử lý môi trường, tăng thêm cơ sở hạ tầng.

Giai đoạn từ 2024-2025 đầu tư các trung tâm hoạt động sản xuất, chế biến và tiêu thụ, đưa công nghệ mới vào sản xuất.

Từ năm 2026 sẽ phát triển quyết liệt, mạnh mẽ, đồng thời đánh giá lại hiệu quả đầu tư trong thời gian vừa qua khi triển khai phát triển trung tâm.

Đến năm 2030 sẽ đưa trung tâm đồng bằng sông Cửu Long trở thành hạt nhân của nền kinh tế khu vực và của cả nước thực hiện chức năng liên kết, chế biến tiêu thụ sản phẩm cả vùng và là đầu mối để phát triển.

Đây là  kế hoạch đề ra, còn cụ thể đầu tư trong lĩnh vực sản xuất để đảm bảo trở thành trung tâm sản xuất, chế biến, tiêu thụ bao gồm:

Một là, xây dựng cơ sở hạ tầng, tổ chức việc thiết kết xây dựng cơ sở hạ tầng một cách đồng bộ, bao gồm đường giao thông, hệ thống logistics, sàn giao dịch hàng hoá, đường sắt, đường bộ, hàng không, đường thuỷ…

Hai là, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới vào để phát triển, như công nghệ blockchain truy suất nguồn gốc hàng hoá, sản xuất bao bì, chế biến, sản xuất nông nghiệp hữu cơ, kinh tế tuần hoàn, phát triển nông nghiệp chia sẻ và nông nghiệp kỹ thuật số… Bao gồm cả 4 lĩnh vực, như trồng trọt, chăn nuôi, thuỷ sản và lâm nghiệp.

Ba là, xây dựng trung tâm này là “trái tim” của “trái tim”, dẫn dắt sự phát triển sản xuất, chế biến cả vùng đồng bằng sông Cửu Long, trong đó có sự tham gia của các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Tuy nhiên, sự liên kết giữa các vùng, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long còn lỏng lẻo, hạ tầng yếu kém.

Tuy nhiên, sự liên kết giữa các vùng, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long còn lỏng lẻo, hạ tầng yếu kém.

Bốn là, đầu tư cho sản xuất là phải đầu tư toàn diện, từ nhân lực, máy móc, thiết bị, nông cụ, các công cụ thông minh và công nghệ cao…

Đối với lĩnh vực chế biến, từ trước đến nay việc chế biến sâu của chúng ta còn rất yếu kém, như vậy sẽ không tạo ra được giá trị gia tăng cho sản phẩm, đặc biết là nông nghiệp của đồng bằng sông Cửu Long cũng như cả nước.

Cho nên phải thu hút các nhà doanh nghiệp có năng lực chế biến, đầu tư công nghệ cao vào chế biến nông sản, tạo giá trị gia tăng cho nông dân, đem lại lợi nhuận cho người nông dân, các nhà xuất khẩu, bán lẻ và phục vụ cho người tiêu dùng.

Xây dựng các nhà máy và tạo các chuỗi liên kết, tức là nhà máy gắn với quy hoạch sản xuất, vùng sản xuất để tránh tình trạng sản xuất dư thừa.

Về lĩnh vực cung ứng dịch vụ, bao gồm logistics, kho bãi, kho lạnh, cung cấp công nghệ cao, kho dự trữ, vận tải thông minh, truy xuất nguồn gốc đảm bảo rõ ràng, minh bạch… các sản phẩm của trung tâm này để nâng cao năng lực cạnh tranh về giá, thương hiệu.

Còn với lĩnh vực tiêu thụ cũng phải được đặc biệt lưu ý, vì sản xuất ra nhưng không tiêu thụ được thì cũng không hiệu quả. Do đó, phải liên kết việc sản xuất, chế biến, tiêu thụ một cách chặt chẽ. Đảm bảo sản xuất, tiêu thụ ổn định, cân đối vững chắc, hiệu quả và bền vững lâu dài.

. Cả vùng nam Bộ chỉ có 2 cảng lớn để xuất khẩu đi các nước và tiêu thụ nội địa.

Cả vùng Nam Bộ chỉ có 2 cảng lớn để xuất khẩu đi các nước và tiêu thụ nội địa.

-Từ các phân tích trên, ông có đề xuất kiến nghị gì để trung tâm hoạt động hiệu quả hơn?

Thứ nhất, tránh việc đầu tư dàn trải, trùng lặp và không hiệu quả của khu vực đồng bằng sông Củu Long. Ví dụ, không thể tỉnh nào cũng có chợ đầu mối và sản giao dịch, mà phải trở thành chợ đầu mối vùng, sàn giao dịch vùng, từ đó tập trung đầu tư về hạ tầng giao thông và công nghệ khác cho khu vực này.

Thứ hai, liên kết đóng vai trò đặc biệt quan trọng, không phải “mạnh ai nấy làm”, không chồng chéo.

Thứ ba, kỷ luật sản xuất, kỷ luật giao dịch, kỷ luật thị trường… phải có sự tự giác. Bản thân mỗi tỉnh có mặt hàng, sản phẩm chủ lực phải tự giác quản lý chặt chẽ, giữ gìn thương hiệu nhằm đóng góp chung cho sự phát triển của trung tâm.

Thứ tư, chú trọng xây dựng thương hiệu nông sản, xác định mã vùng trồng cho các sản phẩm chủ lực, như lúa, gạo, xoài, thanh long, măng cụt, sầu riêng… đây là những sản vật nổi tiếng của đồng bằng sông Cửu Long.

Thứ năm, bên cạnh chất lượng thì cũng phải chú ý đến bao bì, nhãn mác sao cho đẹp, văn minh, đúng, đủ các tiêu thức quy định của quốc tế để có thể cạnh tranh ngay tại thị trường các nước.

Thứ sáu, đi đôi với trang thiết bị máy móc thiết bị cho trung tâm, thì cũng cần chú ý đến đào tạo nguồn nhân lực theo kịp với trang bị kỹ thuật ngày càng được tự động hoá, hoá học hoá, số hoá…

Thứ bảy, học tập kinh nghiệm các nước, phát triển nhanh, bền vững với tốc độ phát triển bình quân ngày càng tăng, không “giậm chân tại chỗ” hay “thụt lùi”.

Thứ tám, năng lực cạnh tranh của các sản phẩm trồng trọt, chế biến, chăn nuôi, nuôi trồng đánh bắt của trung tâm này đối với khu vực và quốc tế, để chúng ta có thể chiếm lĩnh được các thị trường khó tính, như châu Âu, Đông Á cũng như thị trường các nước trên thế giới.

-Trân trọng cảm ơn ông!

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Trung tâm nông sản Miền Tây: Cấp thiết nhưng cần có “nhạc trưởng” chỉ huy tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713623263 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713623263 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10