Chính quyền và nhân dân đồng lòng "trường kỳ" chống dịch

Diendandoanhnghiep.vn Để trường kỳ phòng chống dịch bệnh COVID-19 thành công, chúng ta cần một cộng đồng với tâm lý bình tĩnh trước các tình huống và sự chung tay của mọi chủ thể trong xã hội.

TP HCM

TP HCM đang nỗ lực khống chế dịch bệnh (Ảnh: Nguyễn Trung Kiên, chụp ngày 20/7/2021)

Đã đến lúc chúng ta cần tính đến những giải pháp trường kỳ. "Trường kỳ" là giải pháp đúng đắn trong thời điểm này. Còn nhớ, một trong những nguyên nhân cơ bản và quan trọng nhất dẫn đến thắng lợi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp là đường lối kháng chiến đúng đắn của Ðảng ta. Ðường lối này có nội dung cốt lõi là: Toàn dân, toàn diện, trường kỳ và tự lực cánh sinh. 

Ngày nay, trong chính những ngày dịch giã này, bài học hoạch định đường lối đúng đắn nói chung, xác định đúng phương châm trường kỳ kháng chiến, trong kháng chiến chống Pháp nói riêng, vẫn còn nguyên giá trị.

Có thể thấy, những thành công phòng chống dịch cúm ở Việt Nam trong năm 2020 trước hết là do chính quyền đã trực tiếp can thiệp rất mạnh mẽ thông qua các công cụ tổ chức và hành chính. Đội ngũ nhân sự, ngân sách, cơ sở vật chất của bộ máy quản lý nhà nước được huy động tối đa để triển khai các quy định hành chính. Những quy định “Truy vết”, “Cách ly tập trung”, và "Giãn cách xã hội" là những hành động luôn được ưu tiên thực hiện và đạt được những thành công bước đầu.

Bước sang năm 2021, Việt Nam điều chỉnh phương châm phòng chống Covid-19 theo hướng “thực hiện mục tiêu kép – vừa phòng chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế”. Qua đó, ngoài vai trò của Trung ương, thì trách nhiệm được đặt nhiều hơn lên vai các chính quyền địa phương. Tùy tình hình thực tế, chính quyền địa phương có thể triển khai các hành động cần thiết để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh. Trách nhiệm của lãnh đạo địa phương được đặc biệt đề cao.

Tuy nhiên, lo ngại dịch bệnh lây lan, các chính quyền một số địa phương đã áp dụng hoặc ban hành những quy định hành chính cứng nhắc ảnh hưởng ngay đến đời sống của người dân, điển hình là cản trở việc đi lại và giao thương hàng hóa. Từ tháng 3 năm 2021, những bức xúc, căng thẳng nhỏ lẻ bắt đầu xuất hiện ở các địa phương như Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh, rồi gần đây là Đồng Nai, Bình Dương, Long An, Thành phố Hồ Chí Minh, và Hà Nội.

Một chốt kiểm soát dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)

Một chốt kiểm soát dịch COVID-19. (Ảnh: TTXVN)

Bối cảnh hiện tại cho thấy, thay vì chủ yếu tập trung vào vai trò của chính quyền như trước đây, Việt Nam cần chủ động chuyển dần sang phương châm "chính quyền và nhân dân cùng phòng chống dịch". Chúng ta cần xác định là sẽ phải tiến hành “cuộc chiến dai dẳng” với Covid-19 cho nên cần sự chia sẻ nguồn lực và trách nhiệm của mọi chủ thể. 

Theo đó, chính quyền trung ương nên kiểm soát chặt chẽ hơn việc ban hành các quy định hành chính tại các địa phương. Bên cạnh sự chủ động về các kịch bản can thiệp, cần có sự phối hợp và thảo luận kỹ lưỡng giữa các chính quyền địa phương và chính quyền trung ương về những tác động, hệ quả, và giải pháp ứng phó trước khi thực hiện bất kỳ sự can thiệp mang tính cưỡng ép nào.

Bên cạnh đó, để giảm tải cho hệ thống hành chính và y tế nhà nước, các hình thức huy động sự tham gia của các chủ thể ngoài nhà nước (y tế tư nhân, doanh nghiệp) cũng cần được tích cực chuẩn bị. Thông qua các hợp đồng trách nhiệm và cung cấp tài chính từ phía chính quyền, hệ thống cơ sở vật chất, phương tiện, thiết bị, và nhân lực của các đơn vị ngoài công lập có thể được sử dụng để chia sẻ gánh nặng với các đơn vị chức năng công lập.

Bên cạnh Mặt trận tổ quốc và các Hội, Đoàn thể, chính quyền cần khuyến khích tính tích cực của các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân công dân. Các hình thức nhóm và mạng lưới xã hội kết nối và hỗ trợ những người gặp khó khăn nên được truyền thông rộng rãi để dấy lên tinh thần “tương thân tương ái”, đồng bào hỗ trợ nhau khi hoạn nạn.

Để trường kỳ phòng chống dịch bệnh thành công, chúng ta cần một cộng đồng với tâm lý bình tĩnh trước các tình huống và sự chung tay của mọi chủ thể trong xã hội. Cũng bởi thể, cần thận trọng hơn với cơ chế can thiệp trực tiếp của chính quyền thông qua các quy định hành chính. Những hình thức can thiệp gián tiếp cần được chuẩn bị để giảm thiểu nguy cơ rối loạn đời sống kinh tế - xã hội, tránh tâm lý quá lo lắng, cũng như huy động được sức mạnh cộng đồng trong quá trình đẩy lùi đại dịch.

Tiếp tục vận dụng sáng tạo bài học này giúp cho chúng ta có phương pháp đúng trong hoạch định đường lối nói chung, đường lối quốc phòng nói riêng. Phải luôn xuất phát từ thực tiễn đất nước, đánh giá so sánh đúng tương quan lực lượng để lựa chọn cách ứng xử, đối phó phù hợp.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chính quyền và nhân dân đồng lòng "trường kỳ" chống dịch tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1710830437 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1710830437 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10