TS Nguyễn Đình Cung: "Thực thi pháp luật ở Việt Nam sáng đúng, chiều sai, ngày mai lại đúng"

Diendandoanhnghiep.vn Đây là một trong những hạn chế trong quá trình thực thi pháp luật được TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương chỉ ra.

Đánh giá về thành tựu của Luật Doanh nghiệp, TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng cho rằng 4 "đời" luật (1991, 2000, 2005, 2014) đã thổi một luồng gió mới vào môi trường kinh doanh Việt Nam.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện nghiên cứu và quản lý kinh tế trung ương (CIEM), Thành viên tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng.

TS Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế Trung ương (CIEM), Thành viên tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng.

Quyền tự do kinh doanh còn hạn chế

Theo đó, Luật Doanh nghiệp đã bảo vệ được quyền tự do kinh doanh, giảm chi phí tuân thủ đối với doanh nghiệp, tăng mức độ an toàn trong kinh doanh và giảm bớt rủi ro từ chính sách, thể chế, pháp luật.

Dù được mệnh danh là cha đẻ của Luật Doanh nghiệp nhưng ông Cung cũng thẳng thắn thừa nhận rằng quyền tự do kinh doanh vẫn còn bị hạn chế bởi một số ngành vẫn áp dụng nguyên tắc “positive list” (doanh nghiệp chỉ được làm những gì nhà nước cho phép), ví dụ như các ngành tài chính, ngân hàng, tư vấn pháp lý…

“Điển hình cho tư duy này chính là việc hạn chế trong việc mở ra mô hình kinh doanh mới, những sản phẩm, dịch vụ mới trong thời đại 4.0. Chúng ta không bắt kịp quá trình kinh tế số, chuyển đổi số một phần do cách tiếp cận positive list này”, ông Cung nói.

Theo ông Cung, quyền tự do kinh doanh còn bị hạn chế bởi các quy hoạch bất hợp lý của các ngành, địa phương. Bên cạnh đó, quyền tự do kinh doanh mới chỉ chủ yếu trong phạm vi “kinh doanh cái gì” còn kinh doanh như thế nào, kinh doanh bao nhiêu… thì vẫn còn để ngỏ.

Về vấn đề giảm chi phí tuân thủ, ông Cung cho biết, sau 20 năm thực thi Luật Doanh nghiệp chi phí tuân thủ pháp luật dù đã giảm nhưng vẫn còn cao. Tuy nhiên, quá trình giảm chi phí cho doanh nghiệp chủ yếu lại theo từng đợt cải cách thủ tục hành chính, chưa có thể chế, định chế phù hợp để giảm một cách có hệ thống chi phí tuân thủ doanh nghiệp.

Về tăng an toàn và giảm chi phí rủi ro trong kinh doanh, ông Cung thừa nhận, so với trước đây có cải thiện, nhưng cảm nhận có được từ thu thập thông tin, xem xét cách thức soạn thảo và thực thi pháp luật, khảo sát thực tế... thì đầu tư kinh doanh chưa an toàn, rủi ro chính sách, pháp luật và thực thi còn cao và phức tạp.

Ngoài ra, ông Cung còn cho rằng quá trình cắt giảm thanh kiểm tra cũng là gánh nặng đối với doanh nghiệp.

Kinh nghiệm tiếp xúc với doanh nghiệp của tôi cho thấy cứ có thanh tra, kiểm tra là có vi phạm của doanh nghiệp. Đáng nói, trong nhiều trường hợp dù cùng là một văn bản pháp luật nhưng các cơ quan khác nhau hiểu và thực thi luật pháp khác nhau khiến doanh nghiệp vô cùng khó khăn.

Qúa trình cắt giảm điều kiện kinh doanh đã thật bại?

Nhìn lại quá trình cắt giảm điều kiện kinh doanh ở thời điểm hiện tại, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng thừa nhận cải cách đang chững lại, mô hình Tổ công tác của thủ tướng về cắt giảm điều kiện kinh doanh không thành công.

“Mô hình các Tổ công tác về cắt giảm điều kiện kinh doanh hiện nay không thành công bởi quy định. Thủ tướng chỉ bổ nhiệm phải là Thứ trưởng trở nên. Còn các Tổ công tác trong Bộ hoặc giữa các Bộ với nhau là do Bộ trưởng bổ nhiệm. Mà cái gì cũng qua Bộ trưởng cũng trở nên bị méo mó nhiều. Nếu không thoát được quan điểm và cách xử lý hành chính như này thì khó có thành công như tổ thi hành luật doanh nghiệp”, ông Cung nói.

Về vấn đề giải pháp, ông Cung cho biết: “Hiện nếu muốn sửa đổi Luật nào, muốn cắt giảm điều kiện kinh doanh thì thì phải trông vào trí tuệ bên ngoài, chứ đừng trông vào các Bộ. Ngay bản thân tôi cũng không được trọng dụng để góp ý vào sửa đổi Luật dù rất gắn bó với Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư”.

Thêm vào đó, ông Cung cho rằng, đã đến lúc Việt Nam có một cơ quan độc lập trong quá trình xây dựng chính sách.

“Cơ quan xây dựng chính sách và cơ quan thực thi pháp luật phải là hai cơ quan khác nhau chứ cứ giao cho các bộ soạn thảo chính sách như bây giờ thì việc cài cắm lợi ích là điều không thể tránh khỏi”, ông Cung nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết TS Nguyễn Đình Cung: "Thực thi pháp luật ở Việt Nam sáng đúng, chiều sai, ngày mai lại đúng" tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713260552 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713260552 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10