TS Trần Du Lịch: Doanh nghiệp nội đừng đánh đổi "xuất xứ khoai tây"!

Lê Mỹ 26/10/2018 06:06

Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung đang đặt ra lựa chọn cho doanh nghiệp nội: Tận dụng cơ hội để cạnh tranh thay cho chấp thuận tái chế xuất "hộ" doanh nghiệp khác.

Theo TS. Trần Du Lịch, thành viên Tổ Tư vấn Kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Trung tâm Trọng tài Quốc tế (VIAC), cuộc chiến thương mại Mỹ -Trung diễn ra với những "đòn" sử dụng công cụ thuế quan để đánh lên các nhóm hàng hóa của 2 nước. Tuy nhiên thuế quan chỉ là phần nổi của tảng băng. Phần chìm mới đáng ngại và có thể kéo dài.

"Qua nghiên cứu lịch sử Trung Quốc có 3 cuộc chuyển giao: Trung Quốc đã từng là nền kinh tế lớn nhất thế giới, nhưng đến một thời điểm vị thế đó đã chuyển sang châu Âu, và từ châu Âu lại chuyển sang Bắc Mỹ. Giờ đây, Trung Quốc đang suy nghĩ cần có chuyển giao lại. Do đó mới xảy ra cuộc chiến giữa 2 siêu cường. Vấn đề Trung Quốc lo lắng không phải là thuế quan mà là Mỹ ngăn chặn chuyển giao công nghệ để dẫn đầu về sáng tạo công nghệ của Trung Quốc vào 2030. Và trong cuộc chiến này nước nào nắm nền kinh tế, sẽ nắm quyền chi phối công nghệ", ông Lịch nói.

TS Trần Du Lịch:

TS Trần Du Lịch: "Chúng ta phải thay đổi tư duy và không ngồi chờ để mất thị trường!"

Trong những năm qua Trung Quốc đã rất thành công về công nghệ và tạo ra hệ thống thanh toán riêng, không dựa vào thông lệ quóc tế như visa, Marter card… Đây là cuộc cạnh tranh dẫn đầu về công nghệ vì điều đó có thể giúp các siêu cường chi phối toàn bộ nền thương mại toàn cầu về dài hạn. Hay nói cách khác, đây chính là cuộc chiến công nghệ.

Có thể bạn quan tâm

  • Áp lực tỷ giá không lớn

    11:01, 22/09/2018

  • Kinh tế Trung Quốc suy giảm vì chiến tranh thương mại

    07:27, 21/10/2018

  • Đất hiếm sẽ trở thành “vũ khí” mới trong chiến tranh thương mại?

    06:00, 20/10/2018

  • Chiến tranh thương mại Mỹ- Trung bao giờ mới đến hồi kết?

    04:27, 19/10/2018

  • Chiến tranh thương mại và cơ hội cho Việt Nam

    06:30, 16/10/2018

 Phát biểu tại Hội thảo "Chiến tranh thương mại Mỹ-Trung: Triển vọng và rủi ro của doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam" do Trung tâm Trọng tài Quốc tế VIAC tổ chức, ông Lịch chia sẻ: "Trong cuộc chiến đó, Việt Nam đang ở chỗ nào? Chúng ta phải xác định được vị trí của mình, phải chọn cách thích nghi, giảm thiểu tác động có hại chứ không chăm chăm nhìn xem làm sao “ngư ông đắc lợi”. Việt Nam cũng đã xác định duy trì chính sách tiền tệ ổn định, không “cầm đèn chạy trước ô tô” - Theo đó, sẽ không có chuyện các nhà điều hành tiền tệ vì lo ngại quá mà “chạy trước” trong điều hành tỷ giá".

Ngoài ra, ông cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, doanh nghiệp phải tỉnh táo, chủ động làm các mặt hàng "100% made in Vietnam" có chất lượng, giá thành tốt, không cạnh tranh theo kiểu thiếu thận trọng, tạo cớ để Việt Nam trở thành đích nhắm tiếp theo của tấn công thương mại - khi xuất siêu của Việt Nam với Hoa Kỳ đang đứng thứ 5 và chỉ sau 4 nền kinh tế mà chính quyền Donald Trump đã đặc biệt "quan tâm".

Nếu doanh nghiệp Việt Nam vì cái lợi nào đó, trước mắt, dễ dàng có lợi nhuận, chấp nhận làm hàng hóa theo kiểu đem khoai tây Trung Quốc sang Việt Nam và tiếp tay hô biến thành khoai tây Đà Lạt để bán ra thị trường thì điều đó sẽ gây nguy hại rất khủng khiếp, ảnh hưởng đến toàn bộ nền kinh tế và các chính sách, nỗ lực giữ vững thị trường quốc tế, đặc biệt là thị trường Mỹ - TS. Trần Du Lịch nhấn mạnh. 

Các chuyên gia cho rằng để thực thi được điều này, tránh nguy cơ bị áp thuế, bị áp ngành hàng khi chỉ một mã hàng bị phát hiện có hàm lượng "made in China" (như trường hợp ngành thép Việt đã bị "vạ lây" khi thép Trung Quốc bị áp thuế nặng 250%), thì câu chuyện hải quan và kiểm soát hàng hóa là trọng trách quan trọng của Chính phủ, với trách nhiệm không để có doanh nghiệp FDI đăng ký cho có để đưa hàng Trung Quốc vào Việt Nam và xuất đi Mỹ; đó cũng là câu chuyện của chính mỗi một doanh nghiệp khi đưa ra các quyết định, lựa chọn trong kinh doanh.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
TS Trần Du Lịch: Doanh nghiệp nội đừng đánh đổi "xuất xứ khoai tây"!
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO