Từ chuyện Bkav xuất khẩu camera sang Mỹ: Nâng tầm công nghệ Việt!

Diendandoanhnghiep.vn Sự kiện ‘Bkav xuất khẩu Camera an ninh tích hợp AI lần đầu tiên sang Mỹ’ chứng minh cho Thế giới rằng chúng ta không chỉ biết gia công công nghiệp giản đơn.

Camera an ninh AI View của Bkav.

Camera an ninh AI View của Bkav.

Dòng AI View có khả năng xử lý thông tin ngay tại thân camera, không cần thông qua máy chủ, giúp giảm thời gian trễ. Một số tính năng như nhận diện khuôn mặt, xác định khoảng cách xã hội, phát hiện không đeo khẩu trang, phát hiện hoả hoạn, nhận diện biển số xe, phát hiện chỗ trống trong bãi đỗ xe, hay các hành động bất thường và báo động.

Để thâm nhập vào được thị trường Mỹ thì camera của Bkav đã phải vượt qua các bài kiểm tra của FCC và ONVIF. Lô hàng đầu tiên sẽ được lắp trong trụ sở chính của Qualcomm, các lô hàng tiếp theo dự tính sẽ được lắp trong các công viên công cộng.

OEM, ODM, OBM và chuỗi cung ứng toàn cầu

Để phân tích tầm quan trọng của sự kiện, một vài khái niệm cần phải làm rõ. Đầu tiên là chuỗi cung ứng toàn cầu - kể từ khi toàn cầu hoá được thúc đẩy, việc một chiếc điện thoại có thương hiệu ở một nước, được thiết kế ở nước khác, sản xuất ở một nước khác, và được bán ở một nước khác nữa là hoàn toàn bình thường. Tuy nhiên, giai đoạn ở mỗi nước lại có giá trị hoàn toàn khác nhau.

Mô hình “đường cong nụ cười” của Stan Shih - nhà sáng lập tập đoàn Acer - thể hiện rõ giá trị của từng giai đoạn.

Trong chuỗi cung ứng này thì OEM (nhà sản xuất thiết bị gốc) đảm nhận việc gia công và lắp ráp sản phẩm - công sức rất lớn, nhưng giá trị rất thấp. ODM (nhà thiết kế sản phẩm gốc) đảm nhận việc nghiên cứu, thiết kế, và chuẩn hoá linh kiện - giá trị lớn. OBM (nhà sở hữu thương hiệu gốc) đảm nhận khâu marketing, bán hàng, và hậu mãi - giá trị rất lớn.

OBM là công đoạn “ngon lành” nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, tất nhiên nó được tranh giành bởi các tập đoàn khổng lồ tới từ các quốc gia đã phát triển. OEM là công đoạn khó nhằn nhất, được đẩy cho các quốc gia đang phát triển, kết quả là những nhân công làm việc 10 tiếng/ngày chỉ để có một mức lương đủ sống và môi trường thì ngày càng bị phá hoại nghiêm trọng.

Có thể nói OBM là đích đến của mọi công ty và quốc gia.

Một OBM công nghệ cao được Thế giới công nhận

Nói đúng ra thì từ trước đến nay, Việt Nam vẫn chưa hề có được một OEM công nghệ cao nào đúng nghĩa, dù đây chỉ là bậc thấp nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Các tập đoàn như SamSung, Panasonic, hay Sharp đều mang theo đội ngũ, quy trình, và máy móc của họ qua Việt Nam; chúng ta không có một cái tên nào được công nhận như Foxconn làm OEM cho Apple.

Camera an ninh AI View của Bkav.

Dây chuyền sản xuất camera an ninh AI View của Bkav.

Dây chuyền sản xuất Camera an ninh AI View của Bkav.

Khi mục tiêu chính của nền công nghiệp nước nhà vẫn khiêm tốn ở việc vận hành được công nghệ được chuyển giao từ nước ngoài, thì việc có được một ODM đúng nghĩa - bậc tiếp theo trong chuỗi cung ứng - vẫn chỉ là giấc mơ xa vời.

Những thương hiệu hàng điện tử Việt hiện tại (điện thoại thông minh, tivi, máy lạnh) phần nhiều cũng chỉ có cái mác OBM, còn phần ruột là mua lại từ OEM và ODM nước ngoài, và cũng chỉ quanh quẩn trong nước.

Trong bối cảnh như vậy, việc camera AI View của Bkav - một sản phẩm công nghệ thuần Việt, từ OEM, ODM, đến OBM - được thị trường Mỹ công nhận là một cột mốc chưa từng có tiền lệ. Bkav và chiến lược thuần Việt của họ, dù đã phải trải qua nhiều thất bại và chỉ trích, bây giờ xứng đáng có được những lời khen ngợi.

Tuy lợi thế của Bkav so với các camera AI của Châu Âu vẫn là ở giá cả, nhưng việc vươn lên OBM - bậc cao nhất và hưởng nhiều giá trị nhất trong chuỗi cung ứng toàn cầu - không chỉ dừng lại ở tiền.

Nâng tầm diện mạo chung cho công nghệ Việt

Tập đoàn công nghệ Bkav đã chính thức xuất khẩu lô hàng camera an ninh AI View đầu tiên sang Mỹ, thị trường khó tính bậc nhất thế giới.

Tập đoàn công nghệ Bkav đã chính thức xuất khẩu lô hàng camera an ninh AI View đầu tiên sang Mỹ, thị trường khó tính bậc nhất thế giới.

Nước ta từ nhiều năm nay vẫn phát động phong trào nâng cao công nghệ, có những thành tựu đáng kể. Tuy nhiên lại không có phòng trào nào gọi là nâng cao “diện mạo” công nghệ .

Một quốc gia có thể vươn lên được trong chuỗi giá trị toàn cầu hay không không chỉ nằm ở chất lượng sản phẩm hay năng lực nhân sự, mà còn ở diện mạo chung của toàn nền kinh tế. Đây là bài học đau lòng từ nông sản Việt - chất lượng không thua kém ai, nhưng xưa giờ vẫn bị gắn với các mác hàng giá rẻ hoặc phải bán lại cho Thái mới xuất khẩu được.

Thực tế mà nói, với nền tảng OEM và ODM còn chưa vững, thì cái đích đến nâng tầm diện mạo công nghệ cao Việt còn rất xa. Một lô hàng đầu tiên của Bkav vào Mỹ, hay cũng đáng khen ngợi không kém là hình ảnh của FPT trên trường quốc tế, vẫn chỉ như hạt muối bỏ biển nếu như muốn thay đổi nhận thức của Thế giới về Việt Nam.

Tuy nhiên, việc tạo ra tiền lệ của Bkav sẽ dẫn đến những thành tựu tiếp theo của những thương hiệu khác. Chúng ta có quyền hy vọng vào một ngày nào đó, có thể chứng kiến những thương hiệu công nghệ cao Việt được Thế giới công nhận rộng rãi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Từ chuyện Bkav xuất khẩu camera sang Mỹ: Nâng tầm công nghệ Việt! tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711626493 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711626493 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10