Từ công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng: Cần sớm bỏ “tấm áo chật” cho TP HCM

Diendandoanhnghiep.vn Chưa bao giờ mà những câu nói “cơ chế, chính sách đặc thù”, “mô hình thí điểm” vang lên nhiều trên các diễn đàn quan trọng như thời gian gần đây.

Hình ảnh quen thuộc của TP HCM sau mỗi trận mưa lớn.

Hình ảnh quen thuộc tại TP HCM sau mỗi trận mưa lớn.

Câu chuyện chống ngập, xóa ngập tại TP HCM là không mới nhưng lại chưa bao giờ là cũ. Bởi mỗi năm thành phố luôn có những công trình, dự án chống, xóa ngập đã, đang và sắp thi công. Dù đã bắt đầu và kéo dài hàng chục năm qua thế nhưng cho đến ngay ngập sau mưa vẫn cứ lặp đi lặp lại ngày càng đậm, rõ nét hơn và đã trở thành “đặc trưng” khi nhắc tới TP HCM.

Cũng vì lẽ đó mà sự kiện Dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng tại TP HCM công bố chuẩn bị cán đích hoàn thành vào tháng 10/2020 trở thành đề tài nóng, thu hút dư luận.

Nóng bởi lẽ đây là dự án có vốn lớn đầu tiên sắp hoàn thành, bên cạnh nhiều siêu sự án như tuyến đường sắt đô thị Metro, Khu đô thị mới Thủ Thiêm (Quận 2), Dự án khu đô thị Bình Quới - Thanh Đa… còn đang chật vật chưa hẹn ngày cán đích. Có dự án kéo dài 20-30 năm chưa thể hoàn thành, phải lỗi hẹn với hai thế hệ người dân sinh sống tại địa phương.

Công trình chống ngập này được kỳ vọng sẽ giúp TP HCM kiểm soát ngập do triều, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu cho quy mô diện tích 750 km2, chạy qua địa phần nhiều quận, huyện, với khoảng 6,5 triệu dân thuộc khu bờ hữu sông Sài Gòn và chống ngập một phần cho khu vực trung tâm thành phố.

Hơn nữa, dự án này còn giúp TP HCM cải thiện được một trong những vấn đề tồn tại từ nhiều năm qua trong công tác chống ngập đô thị, đó là vấn đề về điều tiết mực nước ở các kênh rạch, cải thiện khả năng tiêu thoát nước đô thị và tạo cảnh quan môi trường cho khu vực.

Thực tế, dự án chống ngập cấp thiết tác động trực tiếp đến đời sống người dân, vẫn rất dễ vấp phải những thăng trầm và khó khăn. Dự án đã không thể về kịp tiến độ và thậm chí buộc phải ngưng thi công suốt một thời gian dài vì nhiều lùm xùm, bê bối liên quan đến quá trình chậm tiến độ thầu thi công cho đến cơ chế quản lý, nguồn vốn…).

Phải đến khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho phép UBND TP HCM được toàn quyền quyết định và chịu trách nhiệm toàn diện về đầu tư và hiệu quả của dự án. Và cuộc làm việc của Chủ tịch UBND TP HCM với đại diện chủ đầu tư -Tập đoàn Trung Nam về tiến độ dự án chống ngập gần 10.000 tỷ đồng thu hút sự quan tâm của chính quyền và người dân thành phố đến như vậy, là điều dễ hiểu.

Chính điều này đã phần nào nói lên cơ chế quản lý lẫn nguồn vốn cho sự phát triển của TP HCM đang trở thành vấn đề nhức nhối, cần được chú trọng giải quyết nhanh. Hay nói cách khác, TP HCM đang khoác một “chiếc áo chật” về cơ chế và đây không phải lần đầu tiên.

Còn nhớ, năm 1975, khi tiếng reo vui hoà bình chưa được bao lâu thì người dân thành phố đã phải đối mặt với việc chạy gạo ăn từng bữa, thậm chí là thiếu đói. Tình hình thực sự căng thẳng. Ở bên cạnh vựa lúa đồng bằng sông Cửu Long, nhưng người dân nơi đây phải ăn củ sắn, khoai lang, bột mì, hạt bo bo, thứ lương thực mà Liên Xô viện trợ cho Việt Nam để chăn nuôi gia súc.

Và câu chuyện cố Bí thư Thành uỷ Võ Văn Kiệt tổ chức “buôn lậu gạo”, để bà Ba Thi đi về đồng bằng sông Cửu Long thu mua gạo trên thị trường, đem về phục vụ đồng bào thành phố, đã trở nên nổi tiếng.

Khi đó, bà Ba Thi lo lắng: “Làm cách này thì chúng tôi làm được, nhưng nếu Trung ương biết là đi tù đó”. Cố Võ Văn Kiệt vừa nói vừa cười: “Nếu do việc này mà anh chị đi tù thì tôi sẽ mang cơm nuôi”. Thế là, từ chỗ “chạy gạo”, bây giờ là lúc Sài Gòn “không xin thêm gạo mà xin cơ chế để nấu nồi cơm to hơn cho mình và cho cả nước”.

Ngày nay TP HCM đã trở thành một siêu đô thị thực sự về quy mô dân số với áp lực khổng lồ lên hạ tầng, bệnh viện, trường học, nguy cơ ngập nước, ô nhiễm môi trường… Và thành phố không chỉ cần chiếc bánh ngân sách to hơn để cải thiện hạ tầng, mà còn đầu tư vào con người, cho việc thu hút nhân tài; cho việc trả lương xứng đáng đội ngũ công chức đang tham gia quản trị nơi mà dân số một quận có thể bằng cả tỉnh khác.

Thế nên, từ tín hiệu vui về “dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng” cũng phần nào mở ra cho “nút thắt” cho chúng ta thấy rằng, đã đến lúc “đầu tàu kinh tế” của cả nước cần những cơ chế, chính sách đặc thù, đặc biệt, tiên phong là cần thiết, và cần phải được tháo gỡ “tấm áo chật” về cơ chế càng sớm càng tốt.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Từ công trình chống ngập 10.000 tỷ đồng: Cần sớm bỏ “tấm áo chật” cho TP HCM tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713489824 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713489824 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10