Tư duy phát triển (Bài 5): Thiếu ưu tiên và trọng điểm

Diendandoanhnghiep.vn Hạ tầng đóng vai trò hết sức quan trọng cho sự phát triển của một quốc gia.

Trong những năm qua, Việt Nam luôn ưu tiên phát triển cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội (Ảnh TL)

Việt Nam cần phát triển hơn nữa cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

Vốn đầu tư xây dựng hạ tầng thường rất lớn và không thể cơi nới nên cần phải tính toán kỹ việc sử dụng hiệu quả trong thời gian dài. Điều hết sức quan trọng là cần phải tập trung vào những nơi có khả năng phát huy tốt và hiệu quả nhất để tạo ra các hiệu ứng lan tỏa.

Đây là một vấn đề rất lớn của Việt Nam. Tỷ lệ đầu tư so với GDP và đầu tư cho hạ tầng của Việt Nam trong mấy chục năm qua là rất lớn. Tuy nhiên, việc đầu tư manh mún với tư duy cơi nới và chia đều dẫn đến tình trạng tắc nghẽn khắp nơi.

Giao thông Hà Nội và TP HCM năm nay đỡ căng thẳng hơn là do COVID-19 nên nền kinh tế chậm lại. Tuy nhiên, vấn đề của hai đô thị này vẫn còn kéo dài vì không có đủ hạ tầng để phát huy lợi thế, nhất là TPHCM. Tắc nghẽn đang rất nghiêm trọng.

Đô thị này gần như không có những tuyến đường lên đến 20 làn xe (đương nhiên là cần giao thông công cộng công suất lớn nữa) nên tắc nghẽn khắp nơi là khó tránh khỏi. Thêm vào đó, các nút thắt cổ chai cũng làm cho vấn đề nghiêm trọng hơn.

Tắc đường thường xuyên xảy ra ở Hà Nội và TP HCM.

Tắc đường thường xuyên xảy ra ở Hà Nội và TP HCM.

Ví dụ nếu cách đây hơn hai thập kỷ, các tuyến đường như Nguyễn Hữu Thọ hay Phạm Hùng được xây dựng hay ít nhất là chừa đất xây dựng 10 làn như đường Nguyễn Văn Linh thì nam Sài Gòn hiện tại dễ thở hơn rất nhiều.

Trong hơn 2 thập kỷ, Seoul đã có thể phát triển phía nam sông Hàn thành khu đô thị có quy mô 5 triệu người (gần bằng Singapore hiện nay). Nam Sài Gòn hoàn toàn có thể phát triển như Gangnam, nhưng thành công thực sự chỉ gói gọn trong Phú Mỹ Hưng với mấy chục nghìn người, còn lại là phát triển hết sức manh mún.

Tương tự, Thượng Hải đã thành công với Phố Đông sau gần ba thập kỷ để phát triển thêm một Singapore mới. Trái lại TPHCM chỉ có một khu mấy cây số vuông ở Thủ Thiêm mà gần như vẫn chưa thể phát triển gì cả.

Hệ thống sân bay, cảng biển cũng ở tình trạng như vậy. Nâng cấp mở rộng vài năm lại quá tải, tắc nghẽn. Rất khó tìm được những đầu tư cơ sở hạ tầng phát huy tốt kéo dài vài ba thập kỷ.

Hạ tầng viễn thông cũng đang ở tình trạng chắp vá và luôn ở trong tình trạng có thể dẫn đến quá tải hoặc tắc nghẽn.

Đây dường như là vấn đề của cả nước và khắp mọi nơi chứ không phải là vấn đề trung ương, địa phương hay ưu tiên vùng miền. Việt Nam cần giải bài toán ưu tiên càng sớm càng tốt chứ không nên để cái quán tính hiện tại kéo dài.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tư duy phát triển (Bài 5): Thiếu ưu tiên và trọng điểm tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713266611 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713266611 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10