Ngành công nghiệp truyền thông và marketing giờ đang hướng tới những thứ thực tế hơn và truyền cảm hơn hay dễ đi vào lòng người hơn.
Sống trong hơi thở của công nghệ, lúc nào cũng luôn sẵn sàng bên mình chiếc điện thoại thông minh smartphone đời mới hay một chiếc ipad hoặc laptop. Công nghệ cũng phá bỏ rào cản về khoảng cách, chúng ta chỉ cần một cú nhấp chuột cũng có thể cập nhật tình hình bạn bè qua Facebook, Twitter hoặc chia sẻ với mọi người biết các hoạt động cá nhân như vừa ăn gì, đi chơi đâu hoặc thậm chí chạy bao xa…
Sự thay đổi chóng mặt của công nghệ, khiến chúng ta có rất nhiều "đồ chơi” hơn để xây dựng thương hiệu, cũng nhiều cách thức để mang thông điệp đến với người xem một cách hấp dẫn và khác lạ. Bạn sẽ cảm thấy khá "lạc lõng” nếu mình không được kết nối với thế giới ảo, không check được email, không lên Facebook hay chí ít trò chuyện phiếm qua Skype với ai đó hoặc đăng tải một bức ảnh yêu thích qua Instagram. Trừ khi bạn thực sự muốn sống như vậy! Những người làm truyền thông, các chuyên gia marketing đã quá quen thuộc với một công thức cơ bản, như được ghi từ sách giáo khoa xây dựng thương hiệu là tìm những câu chuyện để kể và xây dựng thương hiệu của mình quanh những câu chuyện đó.
Tuy nhiên, câu chuyện thương hiệu bây giờ dường như đã thay đổi rất nhiều. Công nghệ khiến bạn đọc báo giấy ít hơn, xem tivi giảm đi và cập nhật thế giới ảo tăng lên mạnh mẽ.
Ngành quảng cáo như tôi nói ở trên, trước giờ luôn có một công thức đơn giản đã tồn tại qua rất nhiều năm đó là: xây dựng các câu chuyện, với xuất phát điểm dựa trên những đặc tính, hay sự nắm bắt thấu hiểu về điều gì đó, có thể là của khán giả nói chung hay một bộ phận khách hàng để mà từ đó phát triển thành một chiến dịch truyền thông cụ thể và rải khắp trên các kênh truyền thông. Tất cả nhằm mục đích giải quyết một vấn đề trong kinh doanh có thể là doanh số giảm, hay thiếu độ nhận biết thương hiệu...
Mặc dù vậy sự thật là những câu chuyện đó hay cách thức này chỉ tạm thời giấu đi khiếm khuyết của nhãn hàng hơn là thực sự giải quyết nó. Ví dụ, một nhãn hàng thời trang có thể chạy một chiến dịch quảng bá thương hiệu hoặc một đợt hạ giá theo mùa. Nhưng giả dụ vấn đề cốt lõi là những chi phí cao trong kinh doanh thì không thực sự được giải quyết triệt để. Nhiều thương hiệu nổi tiếng đã quyết định bỏ qua khâu trung gian agency để giảm thiểu chi phí.
Chính nhờ vậy họ đã thực sự chủ động giải quyết vấn đề của mình, thay vì chỉ tìm cách giấu nó đi bằng một thông điệp vu vơ nào đó từ các agency. Một chiến dịch định vị thương hiệu thành công ngoài tính gắn kết sang kết nối thì cần phải có một ý tưởng không những đòi hỏi sự sáng tạo mà còn có tính thống nhất, xuyên suốt qua nhiều kênh truyền thông khác nhau như TV, print (báo in), digital (truyền thông số) hay câu chuyện review...mang lại hiệu quả nhất cho thương hiệu với độ phủ lớn, và hiệu quả mang lại tích cực và khả quan.
Ngành công nghiệp truyền thông và marketing giờ đang hướng tới những thứ thực tế hơn và truyền cảm hơn hay dễ đi vào lòng người hơn. Những câu chuyện này cần mang tính thực tế cao và gần gũi với khán giả, hay hướng đến những mục đích tốt hoặc thậm chí là cao cả. Nhiều thương hiệu tiên phong trong việc tận dụng xu thế này, với nhiều ứng dụng và kèm theo chức năng chia sẻ giúp cho thông điệp và nhãn hiệu luôn được lặp đi lặp lại trên các nền tảng mạng xã hội, được đăng tải bởi chính người dùng, mà họ không phải trả lấy một xu nào để quảng cáo!
Có thể bạn quan tâm
9 chiến dịch marketing KOL thành công nhất thời đại số (Phần 3)
05:08, 17/03/2021
9 chiến dịch marketing KOL thành công nhất thời đại số (Phần 2)
04:08, 16/03/2021
Marketing hoài niệm (Phần 2): Người thắng và kẻ thua
04:00, 16/03/2021
Marketing hoài niệm (Phần 1): Khi các hãng thời trang chào 2021 bằng Đô-rê-mon
04:13, 15/03/2021