Luật sư chỉ ra nhiều "lỗ hổng" pháp lý từ vụ nhôm Trung Quốc đội lốt hàng Việt

Diendandoanhnghiep.vn Từ vụ lô nhôm 4,3 tỷ USD của Trung Quốc "đội lốt" hàng Việt, Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, Đoàn Luật sư TP HCM đã chỉ ra nhiều lỗ hổng khiến doanh nghiệp gian lận xuất xứ hàng hóa.

Đáng nói, không chỉ lô nhôm 4,3 tỷ USD vừa bị phanh phui, dư luận trong nước từng rúng động trước thông tin nhiều mặt hàng ở Việt Nam bị bóc mẽ, cáo buộc có xuất xứ Trung Quốc nhưng "đội lốt" hàng Việt như lụa Khaisilk, hàng điện tử dân dụng hay các sản phẩm gỗ ván ép…

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

Luật sư Nguyễn Tiến Hòa, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

Thực trạng này một lần nữa khiến những lo ngại xung quanh câu chuyện xuất xứ hàng hóa tăng lên. Đặc biệt, Việt Nam hoàn toàn có thể bị áp thuế bán phá giá và phải chịu những trừng phạt thương mại và khiến những doanh nghiệp Việt chân chính chịu ảnh hướng nghiệp trọng.

-Theo ông, vì sao Việt Nam bị lợi dụng lẩn tránh thuế và xuất xứ? Đâu là lỗ hổng để các doanh nghiệp lợi dụng để gian lận xuất xứ?

Những lỗ hổng xuất phát từ việc quản lý, chính sách lỏng lẻo cộng với sự chủ động vi phạm luật pháp, lách luật của các đối thủ ngày càng tinh vi hơn đã khiến Việt Nam dễ bị tổn thương trong các cuộc đấu trí về thương mại giữa các nước lớn.

Đặc biệt, thuế nhập khẩu của các nước đối với hàng hóa Việt Nam giảm mạnh hoặc không đánh thuế với một số hàng hóa do Việt Nam ký 13 Hiệp định FTA song phương và đa phương. Đây là một lợi thế nhưng cũng chính là điểm bất lợi để các nước khác lợi dụng.

Bên cạnh đó, hàng giả, hàng lậu từ bên kia biên giới, nhập lậu theo đường mòn, lối mở vào Việt Nam qua biên giới trong nhiều năm diễn biến hết sức khó lường và khó kiểm soát. Việc quản lý hàng rào tiêu chuẩn kỹ thuật, công nghệ từ các nước vào Việt Nam vẫn đang là vấn đề nan giải.

Vấn nạn nữa là nhiều doanh nghiệp Việt Nam, do cạnh tranh bằng giá, đã tiến hành yêu cầu đối tác Trung Quốc gia công hàng hoá rẻ, kém chất lượng và nhập khẩu vào Việt Nam hoặc bán sang các quốc gia khác, gây ra việc nghi ngờ, mất niềm tin của người tiêu dùng đối với hàng hoá Việt Nam.

Thêm một lỗ hổng nữa đó là hệ thống văn bản pháp luật Việt Nam chưa có quy định điều chỉnh việc hàng hóa được ghi nhãn sản xuất tại Việt Nam. Các quy định hiện hành vẫn chỉ đang trong giai đoạn hoàn thiện để phù hợp với thực tế sản xuất và kinh doanh.

Trường hợp khác, Nghị định số 31/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật quản lý ngoại thương về xuất xứ hàng hóa xuất nhập khẩu không quy định cụ thể về quy tắc xuất xứ và tiêu chí xuất xứ thế nào là hàng hóa sản xuất tại Việt Nam, mà việc ghi xuất xứ hàng hóa như cụm từ “sản xuất tại” hoặc “chế tạo tại”, “nước sản xuất”, “xuất xứ” hoặc “sản xuất bởi” được giao cho tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu tự xác định.

Lợi dụng kẽ hở này, không ít doanh nghiệp nhập khẩu linh kiện, cụm linh kiện, cụm chi tiết về Việt Nam chỉ cần lắp ráp đơn giản thành sản phẩm hoàn chỉnh bằng công nghệ “tuốc-nơ-vít” và gắn nhãn “xuất xứ Việt Nam”, gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng và gian lận khi xuất khẩu.

Có thể thấy lỗ hổng về chính sách pháp luật chính là lỗ hổng lớn nhất để gian lận xuất xứ hàng hóa có nguy cơ gia tăng.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào hàng loạt các FTA thế hệ mới, thì câu chuyện xuất khẩu hàng hóa là vấn đề mà cả doanh nghiệp và nhà nước buộc phải lưu tâm.

Trong bối cảnh Việt Nam tham gia vào hàng loạt các FTA thế hệ mới, thì câu chuyện xuất khẩu hàng hóa là vấn đề mà cả doanh nghiệp và nhà nước buộc phải lưu tâm.

Gian lận xuất xứ hàng hoá đang là mối lo ngại lớn đối với doanh nghiệp Việt nói riêng và nền kinh tế thương mại Việt Nam nói chung. Nhiều ngành hàng của Việt Nam đã và đang lọt vào “tầm ngắm” của các nước trên thế giới do lo ngại vấn đề xuất xứ.

Nhiều chuyên gia cho rằng, Việt Nam hưởng lợi từ cuộc chiến thương mại Mỹ Trung, nhưng tôi cho rằng, nhiều doanh nghiệp nước ngoài đang lợi dụng Việt Nam để trốn tránh xuất xứ và mong được hưởng lợi về thuế, điều này vô tình làm các đối tác nghi ngờ và thực hiện các biện pháp phòng vệ đối với hàng nhập khẩu từ Việt Nam, từ đó ảnh hưởng tiêu cực tới hoạt động xuất khẩu.

Một loạt các vụ việc xảy ra như đã nêu trên gây nhầm lẫn, thiệt hại cho người tiêu dùng, làm ảnh hưởng đến uy tín các mặt hàng sản xuất cùng chủng loại trong nước. Ðồng thời, dẫn đến nguy cơ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam bị các nước điều tra, áp thuế chống bán phá giá, thuế tự vệ, thuế trợ cấp ở mức rất cao, gây thiệt hại cho các nhà sản xuất Việt Nam.

- Điều này sẽ tác động như thế nào tới hàng Việt, thưa ông?

Hàng hóa của Việt Nam có nguy cơ sẽ mất uy tín trên thị trường quốc tế hoặc bị hạn chế xuất khẩu vào các thị trường này nếu bị nước nhập khẩu phát hiện và áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại. Có thể nói, điều này không chỉ khiến doanh nghiệp Việt thua thiệt trên trường quốc tế, mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức cạnh tranh của ngành hàng trong nước.

Ví dụ, trong một số phát biểu của Tổng thống Mỹ, đều nhắc tới Việt Nam như một quốc gia hưởng lợi và có cán cân thương mại bất bình đẳng, điều này gây ra những hệ quả tiêu cực và ảnh hưởng tới thương mại Việt Nam Hoa Kỳ.

Việt Nam có thể bị biến thành thị trường, phụ thuộc vào các mặt hàng nhập khẩu chiến lược nếu không có giải pháp căn cơ chống hàng lẩn tránh xuất xứ, điều tra chống bán phá giá, điều tra việc trợ cấp từ Chính phủ các nước.

- Vậy trong trường hợp này, giải pháp nào để hạn chế tình trạng này?

Việc nhiều mặt hàng ở Việt Nam bị bóc mẽ, cáo buộc có xuất xứ Trung Quốc nhưng “đội lốt” hàng Việt không chỉ xảy ra một, hai lần mà giờ nó đã trở thành mối lo ngại cho người tiêu dùng và doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là hiện nay trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung thực trạng này còn “phát triển” hơn.

Trước tình hình này, thiết nghĩ, các cơ quan có thẩm quyền cần tăng cường công tác kiểm tra, xác định chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), nhãn mác hàng hóa. Tăng cường giám sát hàng hóa có nguy cơ cao chuyển tải bất hợp pháp, gian lận C/O. Đối với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, kiểm tra cụ thể tên hàng, mã số HS, xuất xứ hàng hóa, nhãn hàng hóa; đảm bảo phải phù hợp với tên hàng, mã số HS xuất xứ hàng hóa trong bộ hồ sơ lô hàng nhập khẩu, giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa.

Đặc biệt, cần đẩy mạnh tuyên truyền doanh nghiệp không vì cái lợi trước mắt mà bao che, tiếp tay cho hàng hóa Trung Quốc vào Việt Nam, chủ động tố giác các hành vi vi phạm. Đồng thời, xử phạt nặng các cá nhân, doanh nghiệp, tổ chức có hành vi nhập hàng hóa Trung Quốc rồi lấy danh nghĩa hang Việt Nam để xuất khẩu sang thị trường khác.

- Xin cảm ơn ông!

Ngày 28/10/2019, cơ quan chức năng phát hiện ra vụ việc có dấu hiệu giả mạo xuất xứ Việt Nam đối với mặt hàng nhôm tại Bà Rịa - Vũng Tàu. Đây là vụ việc gian lận xuất xứ thương mại lớn nhất ở Việt Nam từ trước đến nay. Theo đó, tổng số nhôm tồn kho của doanh nghiệp bị bắt giữ tại Bà Rịa - Vũng Tàu có giá trị khoảng 4,3 tỷ USD, đang nằm chờ xuất khẩu chủ yếu sang Mỹ và một số thị trường khác. Qua điều tra, cơ quan chức năng xác định, doanh nghiệp liên quan nhập số nhôm này từ Trung Quốc.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật sư chỉ ra nhiều "lỗ hổng" pháp lý từ vụ nhôm Trung Quốc đội lốt hàng Việt tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711707914 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711707914 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10