Tương lai nào cho đồng bạc xanh?

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù một số quốc gia đang tìm cách thay thế USD bằng đồng nội tệ, hoặc đồng tiền chung trong giao dịch quốc tế, nhưng nhiều chuyên gia cho rằng, việc này khó xảy ra trong vòng 10 năm tới.

Nga tẩy chay USD

Ngay sau khi Chủ tịch Ngân hàng VTB – ông Andrey Kostin đề xuất kế hoạch loại bỏ đồng USD khỏi mọi giao dịch ở Nga, Chủ tịch Ủy ban Thị trường tài chính Duma Quốc gia Nga – ông Anatoly Aksakov, đã tuyên bố ủng hộ chương trình này.

Đồng rúp Nga và đồng USD của Mỹ. (Ảnh:AFP)

Đồng bạc xanh liệu có bị "xóa sổ" tại Nga trong 3 - 5 năm tới?. (Ảnh: AFP)

Kế hoạch của ông Kostin được tờ Izvestia đăng tải, bao gồm các bước: nhanh chóng chuyển đổi thanh toán bằng đồng nội tệ trong các hợp đồng với nước ngoài, tái đăng ký các công ty lớn của Nga để họ trở thành người nộp thuế của Nga, thiết lập lưu trữ chứng khoán đặc biệt trái phiếu Nga thay cho trái phiếu Châu Âu, tổ chức chiến dịch cấp phép cho tất cả những người tham gia thị trường tài chính để đảm bảo mọi người làm theo theo những quy tắc giống nhau.

Theo ông Aksakov, đây là kế hoạch khả thi, giúp hệ thống tài chính Nga độc lập với các tác động từ bên ngoài.

Trao đổi với hãng tin RIA Novosti, ông Aksakov nhấn mạnh, các quốc gia phương Tây sẽ không dỡ bỏ lệnh cấm vận đối với Nga trong tương lai gần, thay vào đó, rất có thể sẽ áp lệnh trừng phạt mới, thậm chí còn hà khắc hơn. "Với điều kiện chính trị hiện nay, việc giảm bớt sự phụ thuộc vào USD đang trở thành một xu hướng toàn cầu, và đối với Nga, việc này có thể sẽ chấm dứt trong thời gian chỉ từ 3-5 năm tới", ông Aksakov nhận định.

Tại Diễn đàn kinh tế phương Đông ở thành phố Vlapostok tuần trước, Tổng thống Vladimir Putin cũng nhận định USD là “tài sản mang nhiều nguy cơ” vì nợ nước ngoài của Mỹ hiện là 20.000 tỷ USD. "Đang có xu hướng giảm sử dụng USD trong giao dịch quốc tế và thay bằng tiền tệ của các nước thực hiện giao dịch", Reuters dẫn lời ông Putin.

Song song đó, ông Putin cũng kêu gọi đa dạng hóa nguồn dự trữ ngoại hối và nợ công để giảm thiểu nguy cơ từ biến động tiền tệ.

Xu hướng quay lưng với USD

Quá trình thoát ly đồng USD đã được khởi động sau khi Mỹ liên tục cấm vận và dựng hàng rào thuế quan với các nước. Iran và Iraq là những nước mới nhất trong danh sách những quốc gia tìm cách "xa lánh" đồng USD, thay vào đó lựa chọn sử dụng đồng EUR hay đồng nội tệ của mình trong các giao dịch thương mại.

 

Đầu tháng 9 vừa qua, cuộc họp thượng đỉnh với sự tham dự của Tổng thống Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ đã thống nhất loại bỏ đồng USD trong giao dịch thương mại ba bên. Theo đó, các nhà lãnh đạo này đã đạt được thỏa thuận trong cuộc gặp tại Tehran nhằm loại bỏ đồng USD trong các giao dịch ngân hàng, mua bán dầu, mua bán và trao đổi các nhu yếu phẩm và hàng hóa thiết yếu.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cho biết: Rất nhiều quốc gia đã phản đối nước Mỹ dùng USD như một công cụ đòi hỏi sự nhượng bộ chính trị và kinh tế. "Chúng tôi thấy rằng nhu cầu sử dụng nội tệ trong giao dịch giữa các nước đang ngày càng tăng. Chúng tôi sẽ theo đuổi các giao dịch thương mại không sử dụng đồng USD với Nga và các nước khác", ông Erdogan nhấn mạnh.

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, các nước sẽ gặp khó khăn nếu chỉ một mình tìm cách giảm sự phụ thuộc vào đồng USD, nhưng nếu các nước vùng Vịnh tạo ra một đồng tiền chung sẽ tác động lớn đến đồng USD của Mỹ.

Khó thay thế USD 

Theo ông Aksakov, một đồng tiền chung BRICS (nhóm các nền kinh tế lớn mới nổi, bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) có triển vọng tốt vì khối này chiếm một nửa dân số thế giới, 30% công nghiệp thế giới, 40% nông nghiệp và cũng là nơi có trữ lượng các nguồn tài nguyên thiên nhiên lớn nhất thế giới.

Ông Aksakov cho biết thêm, nhiều nước đã từ chối USD, chẳng hạn Trung Quốc bắt đầu giao dịch dầu bằng CNY, Thổ Nhĩ Kỳ rút dự trữ vàng ở Mỹ và Nga đã bán tháo đáng kể trái phiếu của Mỹ. "Một khi có đồng tiền thế giới thay thế, USD sẽ mất đi tầm quan trọng và có thể mất một nửa giá trị hiện tại. Nếu USD mất giá, Mỹ cũng sẽ mất ảnh hưởng" - ông Aksakov nói.

Tuy nhiên, theo TS. Bùi Ngọc Sơn, Trưởng phòng kinh tế thế giới- Viện Kinh tế Chính trị thế giới, với tỷ lệ dự trữ toàn cầu của USD chiếm tới 84%, cùng với chính sách minh bạch, nền kinh tế ổn định, thì vị thế của đồng USD sẽ không thể bị thay thế, ít nhất là trong 10 năm tới tới.

Đồng quan điểm, chuyên gia tài chính ngân hàng Nguyễn Trí Hiếu cho biết, hiện tại chỉ có đồng EUR mới có đủ năng lực để cạnh tranh với đồng USD trong những giao dịch thương mại quốc tế. Do đó, nếu như đồng tiền chung BRICS ra đời, đồng tiền này chưa thể thách thức vị thế của đồng USD.

Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, Thành viên Tổ tư vấn Chính sách Tài chính Tiền tệ Quốc gia – TS. Cấn Văn Lực nhấn mạnh: “Việc các nước vùng Vịnh "lánh xa" đồng USD không có nhiều ảnh hưởng nền nền kinh tế toàn cầu. Đối với các thanh toán ra ngoại khối, các quốc gia này vẫn không thể chuyển đổi tự do mà phải sử dụng một đơn vị chuyển đổi khác như đồng EUR, JPY , GBP, hoặc CNY...”, TS. Lực cho biết và khẳng định, cho đến lúc này chưa có đồng tiền nào có thể thay thế USD.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tương lai nào cho đồng bạc xanh? tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711702562 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711702562 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10