Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam lên đến 78%

Diendandoanhnghiep.vn "Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam đang ở mức cao lên tới 78%, mặc dù tỷ lệ này đã được giảm đi đáng kể so với tỷ lệ 98% cách đây 10 năm” – ông Trần Văn Minh cho biết.

Từ trái qua phải, ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng, Cục SHTT, ông Lương Minh Huân, Phó Viện trưởng, Viện Phát triển Doanh nghiệp, VCCI

Từ trái qua phải, ông Lê Ngọc Lâm – Phó Cục trưởng, Cục SHTT, ông Lương Minh Huân, Phó Viện trưởng, Viện Phát triển Doanh nghiệp, VCCI và ông Mai Hà - Chủ tịch Hiệp hội sở hữu trí tuệ Việt Nam.

Sáng nay, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp với Cụ Sở hữu trí tuệ Việt Nam, Hộ Sở hữu trí tuệ và Liên minh phần mềm BSA tổ chức tọa đàm “Doanh nghiệp Việt Nam và vấn đề thực thi quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ Luật hình sự (sửa đổi)”.

Phát biểu khai mạc tọa đàm, ông Lương Minh Huân, Phó Viện trưởng, Viện Phát triển Doanh nghiệp, VCCI cho biết: “Việt Nam đang ngày càng tham gia tích cực vào quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, gần đây nhất là việc Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) vừa được ký kết tháng 3/2018. Tham gia vào sân chơi quốc tế, các doanh nghiệp trong nước cũng sẽ có được nhiều cơ hội kinh doanh khi được tiếp cận với thị trường rộng lớn nhưng cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức như áp lực cạnh tranh và tuân thủ các quy định, luật chơi quốc tế, trong đó có vấn đề sở hữu trí tuệ (SHTT)”.

Rất đông đại biểu tới tham dự tọa đàm cho thấy vấn đề quyền sở hữu trí tuệ đang rất được quan tâm.

Rất đông đại biểu tới tham dự tọa đàm cho thấy vấn đề quyền sở hữu trí tuệ đang rất được quan tâm.

Trao đổi tại tọa đàm, vấn đề vi phạm quyền SHTT liên quan đến bản quyền phần mềm máy tính được đưa ra thảo luận bởi đây là một trong những lĩnh vực bị xâm phạm nhiều nhất tại Việt Nam. Ông Trần Văn Minh - Phó Chánh Thanh tra, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch cho biết, “Tình trạng vi phạm quyền tác giả vẫn diễn ra phổ biến, mặc dù Việt Nam đã đạt được nhiều bước tiến trong việc giảm tỷ lệ vi phạm phần mềm máy tính tuy nhiên theo báo cáo của BSA vẫn còn đến 78% vi phạm”

Ông Gary Gan - Giám đốc Chương trình Tuân thủ Khu vực châu Á – Thái Bình Dương, BSA cho biết, “Tỷ lệ cài đặt phần mềm không bản quyền của Việt Nam thuộc hàng cao nhất khu vực APAC đạt 78%, tức là 4/5 trường hợp. Để so sánh, nước đạt kết quả tốt nhất ở khu vực APAC là New Zealand với tỷ lệ 18% và nước đứng đầu thế giới là Mỹ với 17%”.

ông Trần Văn Minh - , Phó Chánh Thanh tra, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

Ông Trần Văn Minh - Phó Chánh Thanh tra, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch.

“Với những hình phạt nghiêm khắc được quy định trong Bộ Luật Hình sự sửa đổi này đã có có hiệu lực, tôi cho rằng đã đến lúc các lãnh đạo doanh nghiệp cần phải gấp rút rà soát lại tình hình sử dụng phần mềm tại doanh nghiệp mình, và có hành động kịp thời, để tránh những tổn thất nặng nề về uy tín, tài chính cũng như ánh hưởng tới hoạt động của doanh nghiệp nếu một ngày các hành vi vi phạm bị cơ quan chức năng phát hiện” – ông Trần Văn Minh hy vọng.

Việc sử dụng phần mềm bất hợp pháp và không có bản quyền là hình thức vi phạm quyền SHTT liên quan đến phần mềm máy tính và có ảnh hưởng đáng kể. Không chỉ là vi phạm quyền SHTT mà còn là dấu hiệu của nguy cơ bị tấn công bằng mã độc. Các phần mềm không bản quyền sẽ không cho phép các doanh nghiệp tổ chức nhận được các bản “cập nhật an ninh”, “bản vá”, “nâng cấp”… từ các hãng phần mềm.

Không chỉ Việt Nam đây là vấn đề khắp nơi trên thế giới. Theo báo cáo Điều tra Phần mềm Toàn cầu của BSA năm 2016, năm 2015, có tới 430 triệu mã độc được phát hiện, tăng so với 36% của năm 2014. Cứ 7 phút một lần, các tổ chức lại phải hứng chịu một hình thức tấn công bằng mã độc nào đó. Hơn một nửa tỉ hồ sơ thông tin các nhân bị đánh cắp hay bị mất do hành vi xâm phạm dữ liệu.

Phó Chánh Thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao Du lịch cho biết, kết quả thanh tra bản quyền phần mềm năm 2017 đã thực hiện quyết định thanh tra 63 doanh nghiệp, kiểm tra 2.472 máy tính, trong đó có 54 doanh nghiệp có hành vi sao chép chương trình phần mềm máy tính mà không được phép của chủ sở hữu, xử lý vi phạm hành chính hơn 1,6 tỷ đồng. Đầu năm 2018, Thanh tra Bộ tiếp tục tiến hành thanh tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về quyền tác giả đối với chương trình phần mềm máy tính tại 26 doanh nghiệp, xử hạt hành chính 750 triệu đồng.

“Phấn đấu cho những năm tới, Việt Nam phải giảm được tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ngang bằng các nước trong khu vực. Mục đích để luật pháp được thực thi, doanh nghiệp cũng được bảo hộ, và chủ sở hữu quyền tác giả, quyền liên quan đặc biệt chủ sở hữu về phần mềm máy tính được bảo hộ một cách công bằng, đúng quy định pháp luật để hội nhập sâu rộng hơn với thế giới” – ông Trần Văn Minh nhận định.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm ở Việt Nam lên đến 78% tại chuyên mục VCCI của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711696309 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711696309 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10