UNCLOS sẽ “sụp đổ” nếu Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà”

Diendandoanhnghiep.vn Cựu Thẩm phán tối cao Antonio Carpio cảnh báo Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển (UNCLOS) 1982 sẽ sụp đổ nếu Trung Quốc được phép thúc đẩy yêu sách của họ ở Biển Đông.

Máy bay thuộc Chiến khu nam bộ Trung Quốc, hoạt động ở Biển Đông, xuất kích tập trận vào tháng 2.2021 CHINAMIL.COM.CN

Máy bay thuộc Chiến khu nam bộ Trung Quốc, hoạt động ở Biển Đông, xuất kích tập trận vào tháng 2/2021. Nguồn: CHINAMIL.COM.CN

Những ngày đầu tháng 4/2021, tờ Hoàn Cầu thời báo đưa tin quân đội Trung Quốc vừa bắt đầu loạt tập trận mới ở Biển Đông và kéo dài đến hết tháng 4.

Theo đó, từ ngày 1/4/2021, loạt tập trận lần này của Trung Quốc diễn ra phía tây bán đảo Lôi Châu thuộc khu vực Biển Đông và kéo dài đến cuối tháng 4.

Đợt tập trận diễn ra trong bối cảnh Trung Quốc kỷ niệm 20 năm ngày xảy ra vụ va chạm trên không giữa máy bay đánh chặn J-8II của nước này với máy bay trinh sát hàng hải P-3 Orion của hải quân Mỹ ở khu vực Biển Đông.

Vụ va chạm xảy ra vào ngày 1/4/2001 khiến phi công máy bay J-8II thiệt mạng, trong khi máy bay P-3 Orion của Mỹ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Phi hành đoàn của máy bay Mỹ gồm hơn 20 người đã bị Trung Quốc tạm giữ khoảng 10 ngày rồi mới trao trả.

20 năm sau vụ va chạm máy bay quân sự Mỹ - Trung, tình hình Biển Đông đã trở nên căng thẳng hơn. Bắc Kinh đã xây dựng hàng loạt hạ tầng, triển khai khí tài ở các thực thể tại 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam nhưng bị Trung Quốc chiếm đóng phi pháp.

Bắc Kinh cũng liên tục tăng cường sức mạnh quân sự cả về không quân lẫn hải quân, đặc biệt là về năng lực tấn công bằng tên lửa đạn đạo.

Cũng trong ngày 1/4, Trung Quốc điều động 3 tàu tấn công nhanh Type 022 mang tên lửa đến khu vực bãi đá Vành Khăn. Đây là một trong 3 bãi đá Vành Khăn, Xu Bi và Chữ Thập mà Bắc Kinh đang chiếm đóng trái phép và xây dựng hạ tầng quy mô lớn, đủ để triển khai cả các máy bay chiến đấu cỡ lớn.

Tàu dân binh Trung Quốc dàn hàng gần đá Ba Đầu ngày 7/3. Ảnh: NTF-WPS

Tàu dân binh Trung Quốc dàn hàng gần đá Ba Đầu ngày 7/3. Ảnh: NTF-WPS

Trước đó, tháng 3/2021, Trung Quốc đã tổ chức một đợt tập trận kéo dài suốt tháng ở Biển Đông. Cũng trong tháng 3, Trung Quốc đã điều động khoảng 200 tàu dân binh áp sát bãi Đá Ba Đầu ở Trường Sa gây ra nhiều quan ngại.

Không những vậy, theo quân đội Philippines, trong chuyến bay tuần tra ngày 30/3 thì lực lượng này đã phát hiện các hạ tầng mới do Trung Quốc xây dựng ở cụm Sinh Tồn thuộc quần đảo Trường Sa, nằm khá gần khu vực mà tàu dân binh Trung Quốc đang tập trung.

Australia và Nhật Bản cũng lên tiếng bày tỏ quan ngại về “những hành động gây bất ổn” có thể làm gia tăng căng thẳng ở Biển Đông.

Ngày 24/3, Australia cho biết, nước này lấy làm lo ngại về việc Trung Quốc thực hiện động thái như vậy trên tuyến đường biển quốc tế, đồng thời khẳng định tất cả các quốc gia cần phải tôn trọng pháp quyền.

Trong tuyên bố trên trang Twitter, Đại sứ Australia tại Philippines Steven Robinson nhấn mạnh: “Chúng tôi rất lo ngại về những hành động gây bất ổn có thể làm leo thang căng thẳng trong khu vực”.

Ông Steven Robinson cho biết thêm: “Australia ủng hộ một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở. Biển Đông – tuyến đường biển quốc tế quan trọng cần phải được quản lý bởi các quy tắc và chuẩn mực quốc tế, đặc biệt là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển (UNCLOS) năm 1982”.

Tuyên bố của Australia được đưa ra một ngày sau khi Mỹ và Nhật Bản lên tiếng về vấn đề này.

“Các vấn đề về Biển Đông liên quan trực tiếp đến hòa bình, ổn định và là mối quan tâm của tất cả các bên. Nhật Bản phản đối mạnh mẽ bất cứ hành động nào làm gia tăng căng thẳng. Chúng tôi ủng hộ việc thực thi pháp quyền ở Biển Đông và phối hợp với cộng đồng quốc tế để bảo vệ các vùng biển tự do, rộng mở và hòa bình”, Đại sứ Nhật Bản tại Philippines Koshikawa Kazuhio thông báo trên trang Twitter ngày 23/3.

Trước đó cùng ngày, Đại sứ quán Mỹ tại Philipines đã chia sẻ mối quan ngại của Philippines, ủng hộ nước đồng minh trong cuộc đối đầu mới nhất với Bắc Kinh. “Chúng tôi chia sẻ quan ngoại với đồng minh Philippines về sự xuất hiện của các tàu dân quân biển Trung Quốc gần Đá Ba Đầu .Chúng tôi kêu gọi Bắc Kinh chấm dứt việc sử dụng lực lượng dân quân biển nhằm khiêu khích và đe dọa các quốc gia khác, gây tổn hại hòa bình và an ninh trong khu vực", người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price nêu rõ.

fff

Bà Lê Thị Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam.

Về phía Việt Nam, ngày 25/3, bà Lê Thị Thu Hằng - người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam khẳng định: Hoạt động của các tàu Trung Quốc trong phạm vi lãnh hải Sinh Tồn Đông thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, vi phạm quy định của UNCLOS 1982 về hoạt động của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải của quốc gia ven biển, đi ngược lại tinh thần và tuyên bố của các bên về cách ứng xử ở Biển Đông DOC, làm phức tạp tình hình, không có lợi cho quá trình đàm phán bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông giữa ASEAN và Trung Quốc (COC).

Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và cơ sở pháp lý khẳng định chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, phù hợp với luật pháp quốc tế. "Là quốc gia ven biển và là thành viên của UNCLOS 1982, Việt Nam được hưởng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với các vùng biển của mình được xác lập bởi công ước này", bà Hằng nói.

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao nhấn mạnh: Việt Nam yêu cầu Trung Quốc chấm dứt vi phạm, tôn trọng chủ quyền của Việt Nam, thiện chí thực hiện công ước, nghiêm chỉnh tuân thủ DOC, đặc biệt là kiềm chế, không làm phức tạp tình hình, ảnh hưởng đến quá trình đàm phán COC giữa ASEAN và Trung Quốc; đồng thời yêu cầu Trung Quốc đóng góp vào việc duy trì hòa bình an ninh ổn định và trật tự pháp lý trên biển trong khu vực.

Cựu Thẩm phán tối cao Philippines cảnh báo Công ước Luật biển Liên hợp quốc sẽ sụp đổ nếu Trung Quốc được phép thúc đẩy yêu sách ở Biển Đông. (Nguồn: Philippines Star)

Cựu Thẩm phán tối cao Philippines cảnh báo Công ước Luật biển Liên hợp quốc sẽ sụp đổ nếu Trung Quốc được phép thúc đẩy yêu sách ở Biển Đông. Nguồn: Philippines Star

Trong một động thái mới đây nhất, ngày 14/4/2021, phát biểu trong một diễn đàn do Viện Stratbase Albert del Rosario (ADRi) tổ chức, Cựu Thẩm phán tối cao Antonio Carpio khẳng định: “Các quốc gia trên thế giới phải đoàn kết để mạnh mẽ đẩy lùi Trung Quốc".

Theo ông Carpio, nếu không hành động, "nếu Trung Quốc thành công trong việc biến vùng biển này thành “ao nhà”, từ chối việc áp dụng UNCLOS ở Biển Đông, thì công ước này sẽ sụp đổ vì các cường quốc hải quân khác cũng sẽ chiếm lấy vùng biển mới làm tài sản riêng”.

“Điều đó có nghĩa là sự sụp đổ của UNCLOS và sự chấm dứt của trật tự hàng hải dựa trên quy tắc, đồng nghĩa với sự khởi đầu của một trật tự hàng hải được tạo ra và thực thi bằng pháo hạm và sự tiếp nối của khái niệm 'lẽ phải thuộc về kẻ mạnh'". - Chuyên gia này nhận định.

Vị cựu thẩm phán này cũng cho rằng, điều này sẽ dẫn đến “một cuộc chạy đua vũ trang hải quân giữa các quốc gia ven biển và chuyển hướng nguồn tiền dành cho dịch vụ xã hội sang phòng thủ hải quân” cũng như “căng thẳng kéo dài và thậm chí hỗn loạn trên các đại dương và biển trên thế giới”.

Nhật Bản tiếp tục lo ngại về luật Hải cảnh Trung Quốc

Trong cuộc điện đàm kéo dài 90 phút với người đồng cấp Trung Quốc Vương Nghị hôm 5/4 vừa qia, Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Toshimitsu Motegi bày tỏ quan ngại mạnh mẽ về chuyện tàu tuần duyên Trung Quốc nhiều lần xâm phạm vùng biển quanh quần đảo Senkaku, đồng thời thúc giục Bắc Kinh chấm dứt hành động này. Ông Motegi cũng nêu bật mối lo ngại về luật Hải cảnh Trung Quốc, theo đó cho phép tàu hải cảnh nước này bắn những tàu nước ngoài nào được coi là xâm phạm bất hợp pháp các vùng biển mà Bắc Kinh đơn phương tuyên bố chủ quyền.

Trong động thái hiếm hoi, Bộ Ngoại giao Trung Quốc ra tuyên bố về cuộc điện đàm trên. Cụ thể, tuyên bố chỉ trích các nỗ lực gần đây của chính quyền Tổng thống Joe Biden nhằm phối hợp với các đồng minh đối phó Trung Quốc. Tuyên bố cũng cảnh báo Tokyo không nên tiếp bước Washington trong chuyện trừng phạt Bắc Kinh vì cáo buộc vi phạm nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông (Trung Quốc).

Cảnh báo trên được đưa ra trước khi Tổng thống Joe Biden dự kiến tiếp đón Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide tại Nhà Trắng vào ngày 16/4 tới. Đây là chuyến thăm đầu tiên của một nhà lãnh đạo nước ngoài kể từ khi ông Biden nhậm chức vào tháng 1/2021.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết UNCLOS sẽ “sụp đổ” nếu Trung Quốc biến Biển Đông thành “ao nhà” tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711631706 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711631706 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10