Ứng phó bão số 9: Đà Nẵng di tản dân cư, học sinh nghỉ học

Diendandoanhnghiep.vn Thành phố Đà Nẵng khẩn trương di tản dân cư tại các vùng nguy hiểm, cho học sinh trên địa bàn nghỉ học để đảm bão an toàn trước khi bão số 9 vào đất liền.

Nhằm chủ động ứng phó với cơn bão số 9 và mưa lũ, Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu Thủ trưởng các sở, ban, ngành, Chủ tịch UBND các quận, huyện tạm dừng các cuộc họp, hội nghị, hội thảo,… không cần thiết để tập trung ứng phó với cơn bão số 9.

Dự báo đến chiều tối ngày 27/10, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, vùng gần tâm bão sức gió mạnh nhất cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15, sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Dự báo đến chiều tối ngày 27/10, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, vùng gần tâm bão sức gió mạnh nhất cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15, sóng biển cao từ 8-10m, biển động dữ dội.

Trước khi bão đổ bộ vào đất liền, thành phố sẵn sàng triển khai ngay phương án sơ tán các hộ dân, sinh viên, công nhân sống trong các nhà trọ, nhà tạm, nhà không kiên cố, nhà khu vực ven biển, các khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét, nước biển dâng do bão đến nơi an toàn, lưu ý đảm bảo thực hiện nghiêm các nội dung biện pháp phòng chống dịch COVID-19 theo quy định, hoàn thành trước 15 giờ 00 ngày 27/10.

Đồng thời, Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng chỉ đạo các địa phương thông báo các bản tin thiên tai cho người dân biết để chủ động ứng phó. Tổ chức kiên cố, chằng chống nhà cửa, mái nhà, chằng chống cây xanh theo phân cấp quản lý. Tổ chức neo, đậu lồng bè và quản lý nuôi trồng thủy sản an toàn, nghiêm cấm không cho người ở lại trên lồng bè khi thiên tai, có biện pháp đảm bảo an toàn cho người và tài sản tại các khu nuôi trồng thủy sản trước 15 giờ 00 ngày 27/10.

Đối với các hoạt động của người dân, thành phố kiên quyết nghiêm cấm người dân, phương tiện và ghe thuyền không có nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão đi lại, đánh bắt cá trên sông, vùng trũng thấp và ngập lũ, qua ngầm, cầu tràn; tổ chức lực lượng canh gác, chốt chặn tại các khu vực ngập sâu, ngầm, cầu tràn qua suối, nhất là khi có nước chảy xiết. Cần chuẩn bị đầy đủ lương thực, thực phẩm, nước uống,... dài ngày và sẵn sàng triển khai các lực lượng, phương tiện, trang thiết bị cứu hộ, cứu nạn.

Ngoài ra, UBND các quận ven biển thông báo, yêu cầu các chủ phương tiện neo đậu tàu thuyền đúng nơi quy định, tổ chức kéo tàu thuyền nhỏ, thuyền thúng lên bờ, hoàn thành trước 15 giờ 00 ngày 27/10.

Thành phố Đà Nẵng nghiêm cấm người dân, phương tiện và ghe thuyền không có nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão đi lại, đánh bắt cá trên sông, vùng trũng thấp và ngập lũ, qua ngầm, cầu tràn; tổ chức lực lượng canh gác, chốt chặn tại các khu vực ngập sâu, ngầm, cầu tràn qua suối, nhất là khi có nước chảy xiết.

Thành phố Đà Nẵng nghiêm cấm người dân, phương tiện và ghe thuyền không có nhiệm vụ phòng, chống lụt, bão đi lại, đánh bắt cá trên sông, vùng trũng thấp và ngập lũ, qua ngầm, cầu tràn; tổ chức lực lượng canh gác, chốt chặn tại các khu vực ngập sâu, ngầm, cầu tràn qua suối, nhất là khi có nước chảy xiết.

UBND thành phố Đà Nẵng giao Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố triển khai phương án phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng cháy chữa cháy trên địa bàn. Phối hợp, hỗ trợ các địa phương và các đơn vị liên quan triển khai công tác sơ tán nhân dân, chằng chống nhà cửa, kho tàng, tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai. Bố trí đủ lực lượng, phương tiện tại các khu vực, địa bàn xung yếu, trọng điểm.

Yêu cầu Bộ Chỉ huy Quân sự thành phố, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố, Công an thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, các sở, ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp rà soát ngay các khu dân cư, trụ sở cơ quan, nơi làm việc, nơi đóng quân của các đơn vị, kiên quyết di dời, sơ tán người, phương tiện và tài sản ra khỏi các khu vực nguy hiểm, nhất là những khu vực có nguy cơ xảy ra sạt lở đất, lũ quét, ngập sâu để bảo đảm an toàn tính mạng và tài sản của nhân dân và Nhà nước.

Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng thành phố tiếp tục thông báo kịp thời cho tất cả các chủ phương tiện, tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển biết vị trí, hướng di chuyển, diễn biến và vùng nguy hiểm của bão để chủ động phòng tránh, thoát ra khỏi hoặc không đi vào khu vực nguy hiểm. Yêu cầu tàu thuyền còn đang hoạt động trên biển khẩn trương vào bờ, tìm nơi trú ẩn an toàn. Đặc biệt nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi.

Thành phố Đà Nẵng giao Bộ chỉ huy quân sự thành phố nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Đối với các khu vực dễ ngập úng, tập trung di tản dân cư trước 15 giờ ngày 27/10.

Thành phố Đà Nẵng giao Bộ chỉ huy quân sự thành phố nghiêm cấm tàu thuyền ra khơi. Đối với các khu vực dễ ngập úng, tập trung di tản dân cư trước 15 giờ ngày 27/10.

Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng thành phố chủ trì, phối hợp với các Cảng vụ Đà Nẵng, Trung tâm Phối hợp TKCN Hàng hải Khu vực II và các đơn vị liên quan tổ chức thực hiện có hiệu quả phương án tìm kiếm cứu nạn trên biển. Tổ chức đưa toàn bộ tàu thuyền trên sông Hàn vào khu trú tránh bão Âu thuyền Thọ Quang và vịnh Mân Quang, hướng dẫn sắp xếp tàu thuyền neo đậu an toàn.

Đối với các tàu kinh doanh xăng dầu cần khẩn trương di dời các tàu dầu ra khỏi Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang đến neo đậu tại các khu vực phù hợp, đảm bảo an toàn phòng, chống cháy nổ.

Sở Giáo dục và Đào tạo thông báo cho học sinh nghỉ học từ chiều ngày 27 đến ngày 28/10 để đảm bảo an toàn. Song song cũng triển khai nhiều biện pháp chống ngã đổ cây xanh trong trường hợp, tránh trường hợp ảnh hưởng đến việc học sau khi bão tan.

UBND TP Đà Nẵng giao Sở Xây dựng, các Sở chuyên ngành xây dựng, UBND các quận, huyện chỉ đạo các chủ đầu tư, Ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng tổ chức phòng, chống cho các công trình xây dựng, có biện pháp neo giữ, gia cố giàn giáo thi công, lưới bao che, hàng rào tôn. Yêu cầu các chủ đầu tư, nhà thầu thi công khẩn trương hạ cần trục tháp, cẩu và các thiết bị thi công trên cao, đảm bảo an toàn.

Các đơn vị thi công cùng triển khai các biện pháp phòng chống ngập úng do mưa lớn cho các khu dân cư do công trình đang thi công dở dang; thực hiện công tác chằng chống nhà cửa cho các nhà tạm chờ tái định cư,  sẵn sàng các thiết bị thi công để xử lý kịp thời trong các tình hình phức tạp, cần hỗ trợ cứu hộ, cứu nạn có thể xảy ra.

Bên cạnh đó, thành phố cũng khẩn trương triển khai phương án phòng, chống ngập úng, khơi thông cống rãnh thoát nước, tổ chức bơm chống ngập ở khu vực nội thành, vận hành của tuyến kênh thoát lũ tổng thể xã Hòa Liên đảm bảo an toàn, chống ngập tại khu vực.

Thành phố Đà Nẵng yêu cầu các Sở, ngành, đơn vị liên quan khác cùng lên kế hoạch sẵn sàng ứng phó với bão và lên phương án khắc phục hậu quả sau bão. 

Sáng ngày 26/10, bão Molave đã đi vào Biển Đông và trở thành cơn bão số 9 trong năm 2020. Hồi 08 giờ, vị trí tâm bão ở khoảng 13,2 độ Vĩ Bắc; 119,9 độ Kinh Đông, cách đảo Song Tử Tây khoảng 650km về phía Đông Đông Bắc. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12 (115-135km/giờ), giật cấp 14. Dự báo đến chiều tối ngày 27/10, bão sẽ ảnh hưởng trực tiếp các tỉnh từ Đà Nẵng đến Phú Yên, vùng gần tâm bão sức gió mạnh nhất cấp 12-13 (115-150km/giờ), giật cấp 15, sóng biển cao từ 8-10m; biển động dữ dội.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ứng phó bão số 9: Đà Nẵng di tản dân cư, học sinh nghỉ học tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713972770 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713972770 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10