Hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, xơ sợi hay da giày vốn nằm trong lộ trình điều chỉnh chính sách ngành của Trung Quốc.
Theo đó, các ngành thâm dụng lao động, có tác động tiêu cực đến môi trường và dễ mất sức cạnh tranh khi chi phí lao động tăng cao.
Đó là một trong những nguyên nhân được TS Nguyễn Thị Thanh An – Đại học Ngoại thương đưa ra để lý giải “hiện tượng” dòng vốn FDI Trung Quốc vào Việt Nam đang có xu hướng ngày càng tăng.
Thông tin từ Tổng cục Thống kê mới đây cho thấy, trong 2 tháng đầu năm 2019, Trung Quốc là nhà đầu tư FDI lớn nhất vào Việt Nam, với 588,9 triệu USD, chiếm 24,1% tổng vốn đăng ký cấp mới. Theo đó, dòng vốn này chủ yếu là tập trung vào thực hiện các dự án, công trình chuyển tiếp từ năm trước và triển khai kế hoạch đầu tư năm 2019.
Đáng chú ý, điều này diễn ra trong bối cảnh, dòng vốn FDI của Trung Quốc vào hai thị trường Bắc Mỹ - Châu Âu đã giảm 73% trong thời điểm này, xuống mức thấp nhất 6 năm trong 2018.
Có thể bạn quan tâm
06:36, 28/02/2019
02:36, 28/02/2019
02:04, 28/02/2019
02:56, 27/02/2019
10:58, 26/02/2019
Lý giải về xu hướng đầu tư tăng mạnh của dòng FDI Trung Quốc, TS Nguyễn Thị Thanh An tiếp tục cho biết, đó là việc các doanh nghiệp ngành thép Trung Quốc sang Việt Nam nhằm tận dụng ưu đãi thuế suất khi xuất khẩu sang thị trường Mỹ để tránh bị chú ý điều tra. Đây là sự chệch hướng thương mại vẫn thường xuyên diễn ra trong kỷ nguyên các Hiệp định thương mại tự do (FTA).
Bên cạnh đó, còn phải kể đến việc đẩy mạnh các chiến lược phát triển kinh tế đặc biệt là sáng kiến “Vành đai và Con đường” của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã và đang tạo ra ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ đối với kinh tế các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam.
Nguyên nhân được cho là lớn hơn cả đó là, tận dụng cơ hội từ các Hiệp định tự do thương mại mà Việt Nam đã có.
Cụ thể, ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam đã ký kết FTA với Liên minh châu Âu (EU). Thuế suất đối với hàng vải sợi, da giày... của Việt Nam sang EU hiện ở mức 8% và sẽ giảm về 0% sau 6 năm kể từ ngày thực thi. FTA giữa Việt Nam và EU cũng đơn giản hóa Quy tắc xuất xứ (ROO) bằng quy tắc chuyển đổi kép. Đây là cơ hội rất lớn cho các doanh nghiệp Trung Quốc, nếu muốn xuất khẩu sang thị trường châu Âu.
Mặc dù, xu hướng đầu tư của doanh nghiệp Trung Quốc vào Việt Nam có xu hướng tăng cũng đã diễn ra trong năm 2018, tuy nhiên, trong 2 tháng liên tiếp, dòng vốn FDI dẫn đầu thì thị trường đầu tư Việt Nam chưa ghi nhận.
Trong bối cảnh, thoả thuận thương mại Mỹ - Trung vẫn chưa đi đến “hồi kết”, việc lựa chọn một “lối thoát” cho hàng hoá thì dường như việc lựa chọn đầu tư một cách chân chính ra nước ngoài, trong đó, có Việt Nam là một giải pháp được doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện.
Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh thận trọng, có nhiều ý kiến đưa ra, nên cẩn trọng với dòng vốn đầu tư từ Trung Quốc. Đây có lẽ không phải là câu chuyện của riêng Việt Nam, tuy nhiên, cũng cần có sự sàng lọc và cân nhắc.
Cụ thể, theo ông Mai Thanh Hải- nguyên Chủ tịch Hiệp hội Nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam lưu ý: “Khi có sách lược khôn khéo và sự nhạy cảm trong vận hành dự án thì dòng vốn FDI từ Trung Quốc cũng có thể đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế".
Giới chuyên gia cho rằng trong bối cảnh Việt Nam đang dần “tốt nghiệp” ODA thì vốn FDI sẽ ngày càng đóng vai trò quan trọng. Song, mỗi quốc gia khi mang tiền đi đầu tư đều chỉ nhắm đến một khu vực trong một thời gian nhất định và dòng vốn từ nước ngoài không phải là nguồn lực “bất tận”.
Do đó, việc chuyển hướng tận dụng dòng vốn mới từ những nơi Việt Nam chưa thu hút được nhiều, như Trung Quốc, là một lối đi.