Ứng xử với tranh chấp thương mại “thời 4.0”

Diendandoanhnghiep.vn Một thể chế pháp luật kiến tạo thời 4.0 đồng nghĩa với tính sẵn có và hiệu quả của các phương thức giải quyết tranh chấp, bảo đảm quyền được tự do lựa chọn của doanh nghiệp.

Điều này càng  trở nên cấp thiết khi mới đây, Viện kiểm sát đã có kháng nghị bản án “Vinasun kiện... Grab”.

Ông Klaus Schwab, nhà sáng lập, Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, từng khẳng định: “Chúng ta đang chứng kiến những biến đổi sâu sắc trên tất cả các ngành công nghiệp, đánh dấu bằng sự xuất hiện của các mô hình kinh doanh mới, sự phá vỡ của các mô hình hiện tại và sự định hình lại hệ thống sản xuất, tiêu thụ, vận chuyển... Tương tự như vậy, Chính phủ và các tổ chức đang được định hình lại. Những biến đổi này mang tính lịch sử cả về quy mô, tốc độ và phạm vi ảnh hưởng của nó”.

p/Các quan hệ với các đối tác mới sẽ phát triển hơn nhờ vào sự thay đổi công nghệ

Các quan hệ với các đối tác mới sẽ phát triển hơn nhờ vào sự thay đổi công nghệ

Cuộc cách mạng của… người tiêu dùng

Theo các chuyên gia, có bốn yếu tố chính tác động tới doanh nghiệp, không phụ thuộc vào quy mô, ngành hàng, đó là kỳ vọng của khách hàng đang thay đổi theo hướng nhanh hơn, đa dạng hơn, tinh vi hơn. Hai là các sản phẩm, dịch vụ xuất hiện ngày càng nhiều hơn, chất lượng cao hơn, khả năng sinh lời lớn hơn. Ba là các quan hệ với các đối tác mới sẽ phát triển hơn nhờ vào sự thay đổi công nghệ để buộc doanh nghiệp phải thay đổi, dựa trên nền kinh tế chia sẻ theo chuỗi giá trị gia tăng với các hình thức hợp tác mới. Cuối cùng là các mô hình điều hành sẽ chuyển đổi thành mô hình kỹ thuật số mới.

  Trong cuộc cách mạng 4.0, tâm thế của mỗi doanh nghiệp là buộc phải luôn thay đổi, nếu muốn thích ứng, tồn tại - còn không, tất yếu sẽ phát sinh nhiều tranh chấp với đối tác.

Trong quan hệ đối với khách hàng, có thể nói tác động của cuộc cách mạng lần thứ tư này sẽ có lợi cho người tiêu dùng hơn. Chính vì vậy, tranh chấp có nguy cơ phát sinh cao nếu trước đó, việc tìm hiểu, đàm phán và ký kết hợp đồng không được chuẩn bị chu đáo, cẩn thận cũng như doanh nghiệp không kịp thay đổi sản phẩm, dịch vụ phù hợp với đòi hỏi của người tiêu dùng. Câu nói: khách hàng là Thượng đế trong thời này cần bổ sung: Thượng đế thời công nghệ.

Trong quan hệ đối với các đối tác là doanh nghiệp, tính chất của quan hệ này, dưới áp lực của cuộc cách mạng lần thứ tư, cũng sẽ có những thay đổi nhất định trong nền kinh tế chia sẻ. Việc quản trị doanh nghiệp, nhận thức kinh doanh đòi hỏi phải có những ”đồng điệu” nhất định, phải có cùng nỗ lực để “cùng nhanh, cùng tốt” vì chỉ một khâu trong chuỗi bị trục trặc, cả hệ thống sẽ bị ảnh hưởng và tất yếu mắt xích yếu nhất của chuỗi phải bị loại.

Hóa giải tính… phá hủy

Trong cuộc cách mạng mang tính phá hủy này, tâm thế của mỗi doanh nghiệp là buộc phải luôn thay đổi, nếu muốn thích ứng, tồn tại – còn không, tất yếu sẽ phát sinh nhiều tranh chấp với đối tác. Do đó, để hạn chế những khả năng phát sinh tranh chấp, doanh nghiệp phải luôn quản trị được nội bộ doanh nghiệp và quản trị chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình cung ứng.

Với chức năng kiến tạo phát triển, Chính phủ cần có thái độ kiên quyết, chủ động, tiên phong trong việc ủng hộ cái mới. Trong quan hệ đối với xã hội, có ba nhóm chủ thể mà Nhà nước cần lưu ý.

Một là đối với doanh nghiệp, Nhà nước vừa là chủ thể khuyến khích doanh nghiệp đổi mới, sáng tạo, cung cấp các dịch vụ công với chi phí thấp nhất, thời gian nhanh nhất, chuyển đổi chính phủ kỹ thuật số. Mặt khác, Nhà nước vừa phải là người xử lý một cách công minh, hiệu quả thông qua các chính sách, pháp luật ủng hộ, bảo vệ cái mới, tiến bộ vừa phải là người hướng dẫn, khắc phục các thất bại của thị trường, trong đó có việc tạo cơ hội cho các doanh nhân thất bại có cơ hội tái gia nhập thị trường.

Đối với nhóm chủ thể thứ hai là người dân – người tiêu dùng, thông qua sự sẵn sàng của chính phủ điện tử, chính phủ kỹ thuật số, người tiêu dùng sẽ góp phần cùng Chính phủ giám sát thị trường, đồng thời gây áp lực buộc doanh nghiệp phải nâng cao khả năng cạnh tranh.

Đối với nhóm chủ thể thứ ba là các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các hiệp hội doanh nghiệp, Nhà nước cần xây dựng hệ thống chính sách, pháp luật, hỗ trợ và giám sát để các tổ chức này thực sự là đại diện cho các doanh nghiệp trong việc bảo vệ môi trường kinh doanh bình đẳng, cạnh tranh, bảo vệ cái mới, chống lại sự nhũng nhiễu, tham nhũng, chủ nghĩa thân hữu. Cuối cùng, một số định chế khác phải được Nhà nước bảo vệ, phát triển như hòa giải, trọng tài nhằm tạo điều kiện để các định chế này phát huy được “ưu thế mềm” trong nền kinh tế, nhất là khi có nhiều cái mới xuất hiện dễ gây tranh chấp.

Có như vậy, các doanh nghiệp mới có niềm tin, dám dấn thân đổi mới hoặc áp dụng các thành quả của đổi mới công nghệ, góp phần để đất nước khai thác được cơ hội mang tính lịch sử này.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Ứng xử với tranh chấp thương mại “thời 4.0” tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713491180 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713491180 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10