Thị trường vẫn sẽ tiếp tục phân hóa và trong giai đoạn này, sử dụng chiến lược đầu tư bottom-up (từ dưới lên) có lẽ là tốt nhất.
>> VN-Index sắp tạo đáy, cơ hội nào cho nhà đầu tư?
Chốt phiên 8/6, VN-Index đóng cửa ở mức 1.307,91 điểm, chính thức vượt qua mốc 1.300 điểm sau nhiều lần nỗ lực. Phiên tăng mạnh này đã giúp VN-Index bứt ra khỏi xu hướng đi ngang. Điều này dường như đang khiến nhà đầu tư (NĐT) tín rằng một xu hướng tăng mới đã bắt đầu.
Tuy nhiên trên thực tế, thị trường sẽ chưa thực sự bước vào một nhịp tăng giá mạnh.
Thứ nhất, mức thanh khoản hiện nay chỉ bằng 1/2 so với năm 2021. Do đó, nếu áp lực bán đủ mạnh, thì sẽ khiến thị trường sụt giảm.
Thứ hai, phần lớn cổ phiếu nhóm ngân hàng vẫn đang loanh quanh vùng đáy. Khi thị trường thiếu nhóm dẫn dắt này sẽ khó đẩy thị trường tăng.
Thứ ba, nhiều cổ phiếu nhóm ngành thủy sản, nông nghiệp, công nghệ, phân bón... bắt đầu chững lại, như GAS, VHC, FPT...
Trong khi đó, xét về các yếu tố bên ngoài có nhiều điểm chưa thực sự hỗ trợ cho một xu thế tăng, như: (1) Lạm phát đang là yếu tố mà cả thế giới quan ngại, phải nâng lãi suất. Ở những quốc gia này, hầu hết TTCK đều đang trong xu thế giảm. Tại Việt Nam, trong kỳ họp Quốc hội mới đây, Thống đốc NHNN cho rằng áp lực lạm phát thời gian tới khá lớn, NHNN sẽ điều hành chính sách phù hợp. (2) Mặc dù tín dụng tăng không đáng kể trong tháng 5 (khoảng 1% từ mức 6,75%), nhưng các ngân hàng vẫn tiếp tục tăng lãi suất huy động lên mức cao hơn. Điều này rõ ràng là thách thức với việc thu hút dòng tiền vào TTCK. (3) Những câu chuyện về làm giá cổ phiếu, minh bạch trái phiếu doanh nghiệp vẫn đang ảnh hưởng đến tâm lý NĐT.
Bởi vậy, kịch bản cho một nhịp tăng mạnh là rất khó xảy ra và chiến lược bottom-up sẽ phù hợp. Có nghĩa, nhiều cổ phiếu sau khi vượt đỉnh hoặc đảo chiều tăng sẽ mất đi động lực. Dòng tiền này sẽ rút ra và tìm kiếm cổ phiếu khác ở vùng giá thấp.
Có thể bạn quan tâm