Vấn đề “cỏn con” của ngành giáo dục!

Diendandoanhnghiep.vn Đó là “cần phải giảm thiểu chuyện họp hành, sổ sách cho giáo viên”, nhưng trải qua thời gian dài với bao nhiêu nhiệm kỳ của các Bộ trưởng vẫn không chuyển biến gì.

Một việc cần đổi mới trong giáo dục đó là cắt bớt việc giảm áp lực hội họp cho giáo viên.

Bấy lâu nay người ta nói nhiều đến việc đổi mới cách làm việc, giảm áp lực hội họp nhưng trong các trường học hiện nay chuyện này chỉ có nói mà không có làm. Trong khi, nhiều buổi họp chỉ là để Hiệu trưởng truyền mệnh lệnh, thị uy, thậm chí là đe nạt giáo viên. Cuộc họp nào cũng có câu giao kèo là “không được vắng” bởi cuộc họp nào cũng được Ban giám hiệu xem là quan trọng.

Vấn đề ở chỗ, ai cũng biết Hiệu trưởng là quyền thủ trưởng đơn vị  và dù không muốn nói, nhưng chúng ta nên chấp nhận một thực tế: Một vị Hiệu trưởng của một trường nếu có nhiệm kỳ dài hạn thì hiếm cán bộ giáo viên nào dám phản lệnh.

Nhiều cuộc họp chỉ kéo dài khoảng 15 phút để triển khai làm một loại giấy tờ hay hồ sơ sổ sách, hoặc tham dự đón đoàn thanh, kiểm tra của cấp trên… Có không ít những giáo viên cách trường đến 30-40 km, thậm chí có người cách trường gần 60 km, vậy mà nhiều khi không có tiết dạy vẫn phải đến họp khi nhà trường triệu tập. 

Vậy đấy, người thầy luôn bị “gói” trong những cuốn sổ sách, giờ không thể để các trường bắt giáo viên họp hành triền miên, gây mệt mỏi, mất thời gian đầu tư bài giảng. Chưa kể, các kỳ nghỉ hè, lễ tết học sinh nghỉ vẫn bắt giáo viên đi trực cơ quan, một việc làm hoàn toàn không có trong chức năng nhà giáo - đó là việc làm của bảo vệ. Đây là một cách quản lý giáo dục vô cùng lạc hậu và nặng nề về hành chính, gây nhiều trở ngại trong công tác chuyên môn.

Người ta hay nói đến cái gọi là “thực hiện đổi mới căn bản toàn diện giáo dục đào tạo”. Nào là đổi mới tư duy giáo dục một cách nhất quán, xuyên suốt từ khâu quán triệt đến tổ chức thực hiện chủ trương phát triển giáo dục của Đảng. Nào là đổi mới mạnh mẽ quản lý giáo dục bằng cách chuyển từ quản lý tập trung, điều hành công việc trực tiếp sang quản lý bằng cơ chế, giám sát và quản lý chất lượng. 

Nào là đổi mới phải đảm bảo tính hệ thống, tổng thể, đồng bộ, không chắp vá, có cơ sở khoa học, có tầm nhìn dài hạn, có trọng tâm, trọng điểm, có bước đi thích hợp theo yêu cầu và thực tế của đất nước, của từng vùng, miền, từng giai đoạn; đảm bảo tính khả thi và không né tránh những vấn đề khó..v..v.

Thế nhưng, mọi thứ dường như vẫn dừng lại ở lời nói, lới hứa, nói thẳng ra là vẫn là lý thuyết suông chứ hiệu quả thực tế dường như chưa có. Đơn cử như vấn đề “cỏn con” mà người viết đề cập ở đây là “cần phải giảm thiểu chuyện họp hành, sổ sách cho giáo viên”, nhưng trải qua thời gian dài với bao nhiêu nhiệm kỳ của các Bộ trưởng vẫn không chuyển biến gì.

Bí thư Thành ủy TP Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân (thời còn làm Phó Thủ tướng) từng cho rằng: “Những yếu kém của giáo dục là chưa tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ngoài vấn đề cơ chế, địa lý thì vấn đề con người có yếu tố quan trọng. Chúng ta chưa hài lòng với chất lượng nhân lực. Nguyên nhân do tư duy giáo dục chậm đổi mới. Do chưa nhận thức được quy hoạch nhân lực phải đi kèm với quy hoạch kinh tế. Giáo dục còn nặng về hành chính, chưa tạo được sự chủ động, đòi hỏi từ bên trong của ngành giáo dục, đó chính là sức ì lớn”.

Chính vì thế, đổi mới giáo dục muốn thành công thì trước hết phải đổi mới về cách quản lý con người. Nếu vẫn là cách quản lý giáo viên qua hồ sơ sổ sách, quản lý hội họp thì ngành giáo dục đang bước lùi trong thời đại công nghệ số. Theo đó, không khuyến khích, phát huy được tốt nhất năng lực của mỗi người thầy để góp phần vào sự phát triển sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Dẫu biết, bản thân ngành giáo dục còn nhiều việc phải làm, nhưng nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, xin được dành những lời chúc, những bó hoa tươi thắm nhất dành cho các thầy, các cô. Chúc cho ngành giáo dục nói chung có thêm đổi mới thiết thực hơn, chúc cho những người thầy nhiều sức khỏe, luôn vui vẻ và tràn đầy nhiệt huyết với sự nghiệp giáo dục nước nhà.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vấn đề “cỏn con” của ngành giáo dục! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713425211 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713425211 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10