Vành đai kinh tế Dương Tử và nỗ lực "độc lập" của Trung Quốc

Diendandoanhnghiep.vn Trong tham vọng của mình, Trung Quốc muốn chuyển đổi khỏi mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu, mở ra cơ hội mới cho thị trường nội địa 1,4 tỷ dân của Trung Quốc

Trong nhiều thế kỷ, sông Dương Tử - con sông dài nhất châu Á, là huyết mạch quan trọng của nền kinh tế Trung Quốc. Trải dài hơn 6.000 km từ cao nguyên Tây Tạng, "sông dài" chảy qua các trung tâm như Trùng Khánh, Vũ Hán và Nam Kinh trước khi đổ ra Biển Hoa Đông tại Thượng Hải.

Kế hoạch đồng bằng sông Dương Tử được hình thành vào năm 2018 để bổ sung cho hai cụm siêu đô thị khác - Khu vực Vịnh Lớn ở phía nam và Kế hoạch tích hợp Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc ở phía đông bắc Trung Quốc

Kế hoạch đồng bằng sông Dương Tử được hình thành vào năm 2018 để bổ sung cho hai cụm siêu đô thị khác - Khu vực Vịnh Lớn ở phía nam và Kế hoạch tích hợp Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc ở phía đông bắc Trung Quốc

Khu vực đồng bằng sông Dương Tử, bao gồm Thượng Hải và các tỉnh Giang Tô và An Huy, với dân số 235 triệu người và chiếm khoảng 1/4 sản lượng kinh tế của Trung Quốc, được Bắc Kinh chọn là khu vực kinh tế tiên phong phát triển theo hướng xanh, nhằm hướng tới khả năng tự cung tự cấp kinh tế.

Trong tham vọng của mình, Trung Quốc muốn chuyển đổi khỏi mô hình tăng trưởng theo định hướng xuất khẩu, mở ra cơ hội mới cho thị trường nội địa 1,4 tỷ dân của Trung Quốc. Nếu điều này trở thành hiện thực, đồng nghĩa rằng các nhà đầu tư nước ngoài khó tiếp cận các lĩnh vực then chốt của đất nước tỉ dân này.

Yucun là một ngôi làng nhỏ thuộc tỉnh Chiết Giang, nằm nép mình ở đồng bằng sông Dương Tử. Tại Yucun, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình kỳ vọng đây sẽ trở thành một trong những ngôi làng đẹp nhất ở Trung Quốc với không gian xanh mát, nguồn nước mát lành, và hơn hết là mục tiêu lượng khí thải carbon ròng của khu vực này sẽ về mức 0 vào năm 2060.

Trong một hội thảo về môi trường được tổ chức vào tháng 8 năm ngoái, ông Tập cho biết, Trung Quốc sẽ hướng tới việc sử dụng nhiều hơn các nhiên liệu không hoá thạch trong hỗn hợp năng lượng, cắt giảm sự phụ thuộc vào than – nguồn năng lượng đốt cháy chiếm khoảng 80% lượng khí thải của quốc gia này. Bên cạnh các mục tiêu lâu dài về môi trường, đây cũng được xem là những giải pháp để đối phó với các biện pháp trừng phạt do Hoa Kỳ đặt ra.

Kế hoạch đồng bằng sông Dương Tử ra đời vào năm 2018 để bổ sung cho hai cụm siêu đô thị khác - Khu vực Vịnh Lớn ở phía nam và Kế hoạch tích hợp Bắc Kinh-Thiên Tân-Hà Bắc ở phía đông bắc.

Chiến lược này kêu gọi sự tập trung phát triển nhiều hơn nữa vào thị trường nội địa Trung Quốc, thông qua đổi mới công nghệ cao với sự hỗ trợ của các khoản đầu tư nước ngoài. Các khoản đầu tư này được chuyển thành quan hệ đối tác công tư lớn hơn trong một số lĩnh vực chính, chẳng hạn như ngành công nghiệp oto.

Ông Victor Gu, Tổng giám đốc sản xuất của Nio - một nhà sản xuất xe điện của Trung Quốc, vốn đang cạnh tranh với Tesla cho biết: “Chính phủ đã đạt được tỷ lệ hoàn vốn cao.

Nio vốn được xem là lá cờ đầu trong ngành công nghiệp xe điện tại Trung Quốc, được niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán New York, đã nhận được khoản cứu trợ 7 tỷ CNY từ chính quyền tỉnh An Huy sau khi doanh số bán hàng giảm do giảm trợ cấp và chính sách thu hồi pin.

"Chính phủ đã đầu tư vào Nio vì họ có thể nhìn thấy triển vọng dựa trên thành tích của chúng tôi, về mô hình kinh doanh, công nghệ cũng như đội ngũ quản lý", ông Gu cho biết, "về vấn đề hỗ trợ chính sách, một số cơ quan chính phủ đã hỗ trợ chúng tôi đầy đủ”.

Theo các nhà quan sát, An Huy là một trong những tỉnh đông dân nhất tại Trung Quốc, nhưng lại không có nhiều tên tuổi lớn trong lĩnh vực sản xuất công nghệ cao. Thỏa thuận hỗ trợ với Nio đã khiến hãng này quyết định chuyển trụ sở chính của các hoạt động tại Trung Quốc đến thành phố Hợp Phì, tỉnh An Huy. “Nio đã giúp tạo tiền đề và giúp An Huy tạo dấu ấn trong xu hướng phát triển của đồng bằng sông Dương Tử”, ông Gu cho biết.

Trong khi kế hoạch "Made in China 2025" nhằm tìm cách tăng cường sức mạnh công nghệ của đất nước trong 10 lĩnh vực quan trọng, thì chiến lược lưu thông kép được đưa ra trong bối cảnh những mâu thuẫn và thách thức mới do môi trường quốc tế phức tạp mang lại.

Tại hội nghị chuyên đề tháng 8 năm ngoái, ông Tập đã trích dẫn mạch tích hợp, y sinh và trí tuệ nhân tạo là những lĩnh vực chính mà các nhà hoạch định chính sách nên ưu tiên ở Đồng bằng sông Dương Tử. Đây cũng chính là những lĩnh vực được nhấn mạnh trong "Made in China 2025", cũng như kế hoạch 5 năm lần thứ 14, được chính phủ Trung Quốc thông qua vào tháng Ba vừa qua.

Nick Marro, người đứng đầu bộ phận thương mại toàn cầu tại The Economist Intelligence Unit nhận định: “Trung Quốc đã thức tỉnh thực tế rằng sự thúc đẩy phát triển công nghiệp của họ rất có thể bị hạn chế bởi các yếu tố địa chính trị. Và Bắc Kinh đang tìm cách khắc phục điều này."

Trong khi đó, ông Ding Yi - Chủ tịch của Noblelift Intelligent Equipment, cho biết kế hoạch 5 năm thể hiện "cơ hội để khai thác thị trường nội địa khi các công ty phương Tây tách khỏi Trung Quốc."

Có trụ sở tại Chiết Giang, Noblelift là nhà sản xuất xe nâng tay lớn nhất Trung Quốc. Công ty được niêm yết tại sàn chứng khoán Thượng Hải này đã xây dựng sức mạnh của mình bằng cách thuê các kỹ sư đã nghỉ hưu từ Toyota và Komatsu, đồng thời mua lại Savoye - một công ty phần mềm hậu cần của Pháp. Ngoài ra, Noblelift có các nhà máy ở Malaysia và Việt Nam nhằm phục vụ thị trường toàn cầu.

Tại một nhà máy của Noblelift ở huyện Changxing, tỉnh Chiết Giang, công nhân vận hành dây chuyền song song với các cánh tay robot. Theo ông Ding “Nếu không có tự động hóa, chúng tôi sẽ cần 1.200 công nhân thay vì 300 công nhân hiện tại để vận hành nhà máy này. Đây là một khoản tiết kiệm lớn đối với Noblelift vì mức lương trung bình của mỗi công nhân là khoảng 10.000 CNY mỗi tháng."

Noblelift phản ánh tham vọng của Bắc Kinh trong việc nâng cấp cấu trúc công nghiệp của Trung Quốc, “nuôi dưỡng” các nhà sản xuất trong nước và xuất khẩu dư thừa năng lực. Và mặc dù cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay về chất bán dẫn đã tác động đến Noblelift, nhưng ông Ding cho biết công ty đang chuyển hướng sang các thương hiệu nội địa.

Chiếc xe sản xuất thứ 100.000 ES8 của Nio lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp tại cơ sở sản xuất JAC-NIO ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, vào ngày 7 tháng 4.

Chiếc xe sản xuất thứ 100.000 ES8 của Nio lăn bánh khỏi dây chuyền lắp ráp tại cơ sở sản xuất JAC-NIO ở Hợp Phì, tỉnh An Huy, Trung Quốc, vào ngày 7 tháng 4.

Ông Marro nhận định: “Xu hướng chính sách trong 5 năm qua đều xoay quanh việc thúc đẩy giải pháp thay thế các nhà cung cấp nước ngoài bằng các lựa chọn thay thế trong nước. Một vài năm trước, điều này được thực hiện một cách lặng lẽ hơn rất nhiều, nhưng khi căng thẳng công nghệ Mỹ - Trung ngày càng trở nên tồi tệ, các quan chức Bắc Kinh dường như đã trở nên thoải mái hơn rất nhiều trong việc xác định đây là mục tiêu chính sách".

Báo cáo tháng 3 của FitchRatings chỉ ra rằng, các nhà đầu tư nước ngoài cũng bị chính phủ Trung Quốc hạn chế khi đầu tư vào các công nghệ tiên tiến của Trung Quốc, kết quả của việc các cường quốc nước ngoài cố gắng duy trì vị thế dẫn đầu của họ, đặc biệt là trong lĩnh vực bán dẫn. "Thỏa thuận Wassenaar kiểm soát chặt chẽ việc xuất khẩu vũ khí, hàng hóa và công nghệ lưỡng dụng nhạy cảm sang các nước, đặc biệt là với Trung Quốc. Điều này cũng sẽ hạn chế khả năng của các nhà đầu tư nước ngoài trong việc đưa công nghệ tiên tiến nhất đến Trung Quốc", báo cáo chỉ rõ.

Mặc dù vậy, FitchRatings cho rằng chính sách lưu thông kép là chiến lược thu hút đầu tư nước ngoài công nghệ cao của Trung Quốc. Nước này chủ yếu dựa vào nhập khẩu chất bán dẫn, sản xuất động cơ máy bay, phần mềm công nghiệp, thiết bị y tế và thuốc sinh học. Nếu chỉ riêng đầu tư trong nước có thể không đủ để giúp Trung Quốc thu hẹp khoảng cách về công nghệ, vì việc sản xuất các sản phẩm công nghệ cao thường liên quan đến nỗ lực tập thể của các công ty khác nhau trong chuỗi cung ứng.

Từ thực tế là người trong cuộc, chủ tịch của Noblelift đồng tình với kết luận trong bản báo cáo của FitchRting, rằng “không ai có thể sống sót một mình trong điều kiện tách rời”, đồng thời khẳng định thị trường của Noblelift là ở Châu Âu và Hoa Kỳ.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vành đai kinh tế Dương Tử và nỗ lực "độc lập" của Trung Quốc tại chuyên mục Quốc tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711713906 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711713906 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10