VASEP đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường

Diendandoanhnghiep.vn Tiếp tục góp ý về Dự thảo Nghị định về Luật Bảo vệ môi trường, VASEP đề xuất đưa chế biến thủy sản ra khỏi danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Xoay quanh những bất cập, tồn tại của Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều Luật Bảo vệ môi trường 2020 (Dự thảo), ngày 21/10/2021, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) tiếp tục có văn bản số 116/CV-VASEP gửi Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TN&MT) – Trần Hồng Hà về việc đề xuất đưa chế biến thủy sản ra khỏi danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

VASEP tiếp tục có văn bản góp ý đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trưởng liên quan đưa chế biến thủy sản ra khỏi danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường - Ảnh: VASEP

VASEP tiếp tục có văn bản góp ý đến Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trưởng liên quan đến Dự thảo Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường 2020 - Ảnh: VASEP

Trong đó, liên quan đến bất cập trong quy định xếp các cơ sở chế biến thủy sản vào “Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” ở mức độ 3 (Phụ lục 2 của Dự thảo), VASEP cho rằng, các quy định này là chưa phù hợp cả về thực tiễn sản xuất lẫn vấn đề cơ sở pháp lý.

Cụ thể, theo VASEP, xét về mặt xả thải của ngành chế biến thủy sản, các nguồn thải về khí thải ngành chế biến thủy sản không phát sinh các chất gây ô nhiễm nhiều hơn các ngành chế biến thực phẩm khác như sản xuất kẹo bánh, sữa, cà phê, chè,... khi chỉ có một số ít nhà máy chế biến thủy sản có công đoạn gia nhiệt (nhà máy đồ hộp, nhà máy sản xuất hàng chín, hàng chần như chả cá, tôm luộc, tôm bao bột,...) có sử dụng lò hơi như một số nhà máy chê biến thực phẩm khác như sản xuất bánh kẹo bánh, sữa, cà phê hòa tan,... nhưng những nhà máy này cũng không có tên trong Phụ lục 2.

Về nước thải, các nhà máy chế biến thủy sản đều đã đầu tư và vận hành hệ thống xử lý nước thải theo quy định. Nước thải chế biến thủy sản chủ yếu là từ nguồn nước rửa thủy sản nên các chỉ tiêu trong nước thải chủ yếu có nguồn gốc từ cơ thịt thủy sản và các phụ gia thực phẩm, đều là những chất từ tự nhiên và ăn được đối với con người, không gây độc hại mạnh như những hóa chất dùng trong các ngành công nghiệp khác.

Về chất thải rắn, các chất thải rắn chính trong quá trình chế biến chủ yếu là các phế liệu từ thủy sản như xương cá, da cá, mỡ cá, vỏ tôm, đầu tôm, vỏ ngao, sò,... hoặc một số túi nylon, bao bì carton,... Các phế liệu thủy sản đa phần được các cơ sở bên ngoài thu gom để làm nguyên liệu cho các ngành sản xuất khác như sản xuất thức ăn chăn nuôi, dầu biodiezel, chitin, chitosan, collagen,... Vỏ ngao, sò, ốc, hến,... cũng thường được một số cơ sở thu mua để làm nguyên liệu sản xuất đồ mỹ nghệ, xay ra thành bột trộn vào thức ăn chăn nuôi để tăng lượng canxi cho vật nuôi, lấp đất, lấp đường,... hoặc nếu phải bỏ đi thì cũng không phân hủy tạo thành các chất thải nguy hại, các bao bì carton, nylon cũng được các cơ sở thu gom phế liệu thu mua lại để làm nguyên liệu tái chế.

Bên cạnh đó, VASEP cũng cho rằng, những quy định này còn bất cập với các quy định khác của ngành môi trường Việt Nam như: QCVN 11:2015/BTNMT về nước thải nhà máy chế biến thủy sản, các chỉ tiêu đặc thù của nước thải chế biến thủy sản không có các chỉ tiêu nước thải độc hại như các chỉ tiêu kim loại nặng, phóng xạ, a-xít vô cơ,...

Bảng 1 của QCVN 11:2015/BTNMT

Bảng 1 của QCVN 11:2015/BTNMT

Các ngưỡng quy định tại Bảng giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm của cho từng chỉ tiêu đặc thù của nước thải chế biến thủy sản trong tiêu chuẩn QCVN 11:2015/BTNMT so với ngưỡng các chỉ tiêu quy định trong Bảng giá trị tối đa cho phép các thông số ô nhiễm của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt QCVN 14:2008/BTNMT chỉ ở mức tương đương gồm: các chỉ tiêu pH, BOD, TSS, tổng dầu mỡ động thực vật, coliform), hoặc không sai khác đáng kể (amoni, tông nitơ), thậm chí có những chỉ tiêu trong nước thải sinh hoạt có quy định nhưng trong nước thải chế biến thủy sản đã được phép loại trừ việc kiểm soát như sunfua, tổng các chất hoạt động bề mặt.

“Trong khi nước thải sinh hoạt được coi là nước thải thông thường và các nguồn xả thải không bị xếp vào loại hình có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường thì theo Dự thảo nước thải chế biến thủy sản lại bị xếp vào mức III của loại hình này dẫn tới mâu thuẫn với chính các quy định về Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia do Bộ TN&MT ban hành”, VASEP nêu quan điểm.

Theo VASEP, tại cuộc họp sáng ngày 18/10/2021 với các Hiệp hội, Bộ trưởng cũng đã cam kết Bộ TN&MT sẽ xem xét lại bất cập trong việc xếp loại ngành chế biến thủy sản ở mức III của loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường.

Vì vậy, để ngành thủy sản, một ngành hàng trọng điểm của nền kinh tế, có các cơ hội thực hiện tốt chiến lược phát triển thủy sản đến 2030 như Quyết định 339/QĐ-TTg ngày 11/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ, giúp các doanh nghiệp thủy sản nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế, đồng thời vừa đảm bảo công tác bảo vệ môi trường phù hợp, dựa trên việc quản lý rủi ro đúng cách, Hiệp hội VASEP trân trọng đề nghị Bộ trưởng và Ban Soạn thảo Dự thảo sớm xem xét đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi “Danh mục loại hình sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường” quy định tại Phụ lục 2 của Dự thảo để ngành hàng thực hiện được tốt nhất cả các yêu cầu về môi trường - kinh tế - sinh kế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VASEP đề nghị đưa ngành chế biến thủy sản ra khỏi danh mục có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711621033 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711621033 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10