VCCI: Nên công bố danh mục các tuyến luồng hàng hải thực hiện duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc

Ngọc Hà 03/06/2019 12:23

Đó là một trong những nội dung góp ý đáng chú ý của VCCI liên quan đến Dự thảo Thông tư quy định việc tổ chức thực hiện hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển của Bộ Giao thông Vận tải mới đây.

VCCI đề nghị bổ sung quy định về công bố danh mục, thời gian và hình thức công bố các tuyến luồng hàng hải công cộng thực hiện nạo vét theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Ineternet).

VCCI đề nghị bổ sung quy định về công bố danh mục, thời gian và hình thức công bố các tuyến luồng hàng hải công cộng thực hiện nạo vét theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc. (Ảnh minh hoạ, nguồn: Ineternet).

Hiện nay, Điều 4 của Dự thảo quy định Bộ Giao thông vận tải sẽ phê duyệt danh mục các tuyến luồng hàng hải công cộng thực hiện nạo vét duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc. Tuy nhiên, theo VCCI, dự thảo lại chưa có quy định về việc công bố danh sách này để các doanh nghiệp được biết để chuẩn bị tham gia đấu thầu.

Vì vậy, VCCI đề nghị Bộ Giao thông Vận tải bổ sung quy định về việc công bố danh mục, hình thức công bố và thời gian công bố. Đồng thời, nên có quy định về độ trễ nhất định nhằm giúp các doanh nghiệp có thời gian nghiên cứu, chuẩn bị tham gia.

Ngoài ra, liên quan đến hình thức khoán duy trì chuẩn tắc, theo quan điểm của VCCI, được coi là phương án mới, giúp tăng hiệu quả quản trị nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho công tác nạo vét. Theo đó, hình thức này sẽ chuyển các trách nhiệm tính toán, phòng ngừa rủi ro, và tự chịu trách nhiệm từ phía Nhà nước sang cho nhà thầu. Tuy nhiên, theo quan điểm của VCCI, các quy định của Dự thảo lại chưa thực sự cụ thể hoá chủ trương này khi mà phía Nhà nước (Cục Hàng hải và Tổng Công ty bảo đảm an toàn hàng hải) vẫn phải thực hiện rất nhiều các công việc quá chi tiết, vừa không cần thiết lại ảnh hưởng đến quyền tự chủ thi công của nhà thầu.

Dẫn chứng cho nhận định này, VCCI lấy ví dụ như Nhà nước vẫn phụ trách các công việc như tìm kiếm và xin cấp phép vị trí đổ chất nạo vét, thuê tư vấn thiết kế, lập và phê duyệt thiết kế, dự toán, chi phí thi công hay như thuê tư vấn lập và xin phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

Có thể bạn quan tâm

  • VCCI: Nên làm rõ tiêu chí và yêu cầu của thư bảo lãnh khi thực hiện thủ tục hải quan

    VCCI: Nên làm rõ tiêu chí và yêu cầu của thư bảo lãnh khi thực hiện thủ tục hải quan

    15:00, 01/06/2019

  • VCCI: Luật sở hữu trí tuệ cần tận dụng được các điểm

    VCCI: Luật sở hữu trí tuệ cần tận dụng được các điểm "mờ" có lợi cho số đông

    05:00, 30/05/2019

  • VCCI: Quy định dán nhãn hàng hoá trong quá trình vận chuyển là không phù hợp

    VCCI: Quy định dán nhãn hàng hoá trong quá trình vận chuyển là không phù hợp

    11:04, 25/05/2019

  • Phân biệt công - tư trong đào tạo chuyên sâu lĩnh vực sức khoẻ!

    Phân biệt công - tư trong đào tạo chuyên sâu lĩnh vực sức khoẻ!

    11:15, 16/05/2019

  • VCCI: Điều kiện các khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo được mua chưa chặt chẽ

    VCCI: Điều kiện các khoản nợ xấu, tài sản đảm bảo được mua chưa chặt chẽ

    06:00, 05/05/2019

  • Xác định giá khởi điểm để đấu giá cho thuê, chuyển nhượng tài sản công

    Xác định giá khởi điểm để đấu giá cho thuê, chuyển nhượng tài sản công

    10:22, 02/05/2019

  • VCCI đề nghị bỏ từ

    VCCI đề nghị bỏ từ "kinh doanh" trong chế tài xử phạt tước quyền sử dụng có thời hạn

    00:29, 30/04/2019

Ngoài ra, cũng theo VCCI,  Điều 9 của Dự thảo vẫn đưa ra thời gian phát hiện vị trí cạn và thời gian ân hạn để nhà thầu khắc phục. Rủi ro thời tiết vẫn chưa được chuyển giao toàn bộ cho nhà thầu. Các quy định như vậy chưa tận dụng triệt để ưu điểm của phương pháp khoán chuẩn tắc. Vì vậy, VCCI đề nghị cơ quan soạn thảo cân nhắc lại việc phân định trách nhiệm, quyền và nghĩa vụ giữa Nhà nước và nhà thầu theo hướng tăng quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm của nhà thầu, Nhà nước chỉ tập trung kiểm soát đầu ra. 

Theo đó, VCCI kiến nghị qúa trình thực hiện như sau: Trước tiên, trong giai đoạn chuẩn bị dự án, phía Nhà nước thực hiện các nghiên cứu để xác định 2 vấn đề: xác định chuẩn tắc thiết kế tuyến luồng và xác định giá khởi điểm để đấu thầu. Nhà nước không cần đi chi tiết vào các phương án thi công cụ thể.

Theo đó, dựa trên chuẩn tắc và giá khởi điểm, tiến hành mời thầu và thực hiện đấu thầu theo quy định.

Trong giai đoạn thi công và suốt quá trình thực hiện hợp đồng, Nhà nước chỉ cần giám sát xác định luồng tuyến luôn đạt chuẩn tắc mà không cần giám sát quá chi tiết như nhật ký thi công, phương án điều động phương tiện, giám sát phương tiện của nhà thầu.

Trong trường hợp phát hiện luồng tuyến không đáp ứng chuẩn tắc thì nhà thầu phải chịu trách nhiệm khắc phục và chịu phạt hợp đồng. Mức phạt hợp đồng tương ứng với khoảng thời gian không đáp ứng chuẩn tắc, mức giá trúng thầu phải đủ lớn để nhà thầu có động lực khắc phục nhanh chóng. Mức phạt hợp đồng có thể được quy định rõ luôn trong Thông tư này, không cần thiết phải thoả thuận theo từng công trình.

Các rủi ro về thời tiết sẽ do nhà thầu chịu và không được coi là căn cứ miễn trách. Quy định này sẽ khiến các nhà thầu luôn phải chủ động lên phương án phòng ngừa rủi ro thời tiết (đổi lại thì giá trị gói thầu có thể tăng nhất định).

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
VCCI: Nên công bố danh mục các tuyến luồng hàng hải thực hiện duy tu theo hình thức khoán duy trì chuẩn tắc
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO