“Vén màn” tương lai ví điện tử

Diendandoanhnghiep.vn Nhiều ngân hàng trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đã và đang lao vào thị trường ví điện tử. Điều này đặt ra sức ép rất lớn đối với các ví điện tử độc lập.

Các ví điện tử đang đua nhau miễn phí và khuyến mãi đủ loại dịch vụ, từ nạp thẻ điện thoại cho tới thanh toán hóa đơn, hoàn tiền mua sắm… để giành giật thị trường.

Một ví điển hình

Paytm, ví điện tử lớn nhất Ấn Độ, là giải pháp thanh toán cho các doanh nghiệp, tính phí hoa hồng 1,9% cho mỗi giao dịch. Không dừng lại ở đó, Paytm còn tạo ra “chợ Paytm”, vàng kỹ thuật số và quỹ Paytm.

“Chợ Paytm” chỉ dành cho thiết bị di động đầu tiên ở Ấn Độ, với hơn 2 triệu giao dịch mỗi ngày và thu hoa hồng từ người bán.

Vàng kỹ thuật số của Paytm cho phép mua, bán và lưu trữ vàng tài khoản hoặc dùng vàng để mua bán hàng hóa, tạo thành đồ trang sức. Paytm kiếm tiền bằng việc liên kết người có vàng, sàn vàng và thợ kim hoàn với nhau.

Còn quỹ Paytm chỉ cho phép gửi vào có lãi và thanh toán nhưng không cho vay. Sau đó, Paytm kiếm tiền bằng cách liên kết với các ngân hàng để lấy tiền hoa hồng. Khách hàng có thể sử dụng đầy đủ các dịch vụ, kể cả vay tiền.

Paytm đã tăng trưởng phi thường trong một thời gian ngắn. Nhưng mục tiêu tối thượng là lợi nhuận vẫn chưa đạt tới. Trong năm tài chính 2019, Paytm lỗ 126,3 triệu USD, và năm tài chính 2020 dự kiến lỗ lên tới gần 300 triệu USD.

Không chỉ khó khăn như vậy, năm 2016, Ngân hàng Trung ương Ấn Độ (SBI) ban hành quy định cấm khách hàng chuyển tiền vào ví Paytm, đồng thời cho phép các ngân hàng thương mại tạo ra ví điện tử. Paytm thực sự đã tạo ra một cuộc chiến ngầm giữa các ví điện tử phi ngân hàng và ví điện tử của ngân hàng truyền thống.

Cách kiếm tiền phổ biến

Trước hết, các ví điện tử kiếm tiền dựa trên hoa hồng của các giao dịch, hoặc phí giao dịch. Hoa hồng của giao dịch có thể kể đến như: nạp tiền điện thoại, thanh toán các loại hóa đơn điện nước, truyền hình, kể cả tiền học phí hay bảo hiểm, và giao dịch bán hàng trực tuyến.

Paytm hay các loại ví điện tử ở các nước đều bắt đầu bằng cách này. Momo, Moca, Zalo pay và các ví điện tử khác của Việt Nam đều có thể kiếm tiền giống vậy, dù ban đầu tất cả có thể miễn phí để thu hút khách.

Thứ hai, các ví điện tử kiếm tiền dựa trên việc rút tiền mặt hoặc chuyển tiền, về cơ bản phí này sẽ có giá hấp dẫn hoặc kèm thêm khuyến mãi. Các ví Việt Nam cũng có phí này, tuy rằng không nhiều.

Thứ ba, các ví điện tử kiếm tiền dựa trên việc quảng cáo sản phẩm và các loại hình tương tự. Các ví điện tử của Việt Nam cũng có loại hình tương tự, các ứng dụng thường xuyên xuất hiện việc quảng cáo giảm giá 10- 20% tại các nhà hàng ăn uống hoặc các shop quần áo…

Thứ tư, tiền lãi từ việc ký quỹ với các ngân hàng. Tiền này do người sử dụng nạp vào trong ví, được ký quỹ một phần theo quy định tại các ngân hàng, có hưởng lãi.

Ngoài ra, mỗi ví điện tử đều có thể mở rộng thêm một số hình thức kiếm tiền khác phụ thuộc vào đặc thù địa phương hoặc theo mô hình kinh doanh của ví. Như trường hợp của Paytm, họ tạo ra “chợ Paytm”, vàng kỹ thuật số và quỹ Paytm.

Ví điện tử Bank Plus ra đời theo thỏa thuận hợp tác giữa Viettel và MBBank (Ảnh: Tiểu thương chợ Đồng Xuân đăng ký dùng dịch vụ BankPlus)

Ví điện tử Bank Plus ra đời theo thỏa thuận hợp tác giữa Viettel và MBBank (Ảnh: Tiểu thương chợ Đồng Xuân đăng ký dùng dịch vụ BankPlus)

Con đường phía trước?

Trên thực tế, các ví điện tử giống như “cánh tay nối dài” của các ngân hàng. Các dịch vụ của ví điện tử hầu như đều dựa trên các dịch vụ cơ bản của ngân hàng. Tại Châu Âu và Mỹ, ví điện tử không phải là phương thức thanh toán phổ biến nhất, mặc dù ra đời cách đây vài chục năm.

Ngược lại, các ví điện tử đang bùng nổ tại các nước đang phát triển (Châu Phi, Châu Á- Thái Bình Dương…), nơi mà người dân ít được tiếp xúc với các dịch vụ ngân hàng, trong khi các dịch vụ di động lại bùng nổ.

Vậy con đường của các ví điện tử phi ngân hàng sẽ ra sao khi các ngân hàng cũng phát triển ví điện tử của riêng mình? Để sống tiếp, nhiều ví điện tử đã bán mình cho ngân hàng, hoặc kết hợp lại với nhau để trở nên mạnh hơn.

Năm 2015, Tập đoàn MCX (Mỹ) ra mắt ví điện tử Current C, có thể được sử dụng để thực hiện các giao dịch như các ví điện tử khác. Current C đã được bán lại cho ngân hàng JP Morgan Chase.

Hay như AT&T, T-Mobile và Verizon đã liên kết để tạo ra ví điện tử Softcard và chính thức ra mắt vào năm 2013. Đầu tiên, ví Softcard được dùng để thanh toán các mặt hàng tại các cửa hàng và nhà hàng. Sau đó, Google wallet đã mua lại Softcard và đặt tên là Android Pay năm 2015, rồi đổi tên thành Google Pay, để cạnh tranh với Apple Pay.

Một nghiên cứu của nhóm Mobey Forum’s Digital Wallet Working Group cho thấy có hơn một nửa số lượng ví điện tử ở Châu Âu xuất phát từ ngân hàng, trong đó có thể kể đến BKM Express (Thổ Nhĩ Kỳ), iDEAL (Hà Lan), Vipps (Na Uy), Swish (Thụy Điển), MobilePay (Đan Mạch), Lyf Pay (Pháp)… Ở Mỹ, nhiều ví điện tử của ngân hàng cũng đã ra đời: Capital One, Chase Pay và Wells Fargo. Tại Việt Nam, ví điện tử Bank Plus ra đời theo thỏa thuận hợp tác giữa Viettel và MBBank; Maritime Bank với MEED, LienVietPostbank với Ví Việt...

Dường như, các ngân hàng bắt đầu tham gia trực tiếp vào trò chơi của ví điện tử, chiếm lĩnh thị trường từ gốc đến ngọn. Điều này gây sức ép rất lớn đối với các ví, có thể kéo theo việc sáp nhập với nhau hay bán mình cho ngân hàng...

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết “Vén màn” tương lai ví điện tử tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713506396 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713506396 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10