Số người tham gia BHXH bắt buộc giảm so với cùng kỳ năm trước nhưng số người tham gia BHXH tự nguyện lại vượt 0,5% so với mục tiêu mà Nghị quyết 28-NQ/TW đề ra.
Theo bà Đinh Mai Hạnh - Phó Trưởng ban Thu (BHXH Việt Nam), dịch bệnh COVID-19 khiến các doanh nghiệp phải đối mặt với việc sụt giảm nguồn thu để bù đắp cho các chi phí phát sinh. Đáng chú ý, chỉ trong Quý II, cả nước có tới hơn 1,1 triệu người lao động tạm thời ngừng việc và không tiếp tục đóng BHXH bắt buộc.
Ông Phạm Nguyên Cường- chuyên gia phân tích các vấn đề an sinh xã hội cho rằng, dịch bệnh COVID-19 là nguyên nhân khiến nhiều doanh nghiệp ngưng trệ hoạt động, thậm chí phá sản, số người lao động mất việc làm tăng. Tuy nhiên, qua đó lại cho thấy, chính sách BHXH đã phát huy tác dụng trong việc trở thành “điểm tựa” cho doanh nghiệp và người lao động. Cũng trong giai đoạn đại dịch diễn ra, đã thấy rõ vai trò quan trọng của ngành BHXH trong việc đảm bảo ổn định đời sống người dân, người lao động.
“Ngành BHXH đã đảm bảo rất tốt quyền lợi của người lao động, người dân. Chúng tôi thực sự xúc động khi cơ quan BHXH đã thực hiện chi trả lương hưu cho người hưởng tận nhà. Những người bệnh có thẻ BHYT được tạo thuận lợi tối đa trong khám chữa bệnh”- bà Cường nhấn mạnh.
Dễ nhận thấy, chính sách BHXH nói chung và BH thất nghiệp nói riêng đã tạo niềm tin cho người dân và xã hội, nhất là trong thời điểm dịch bệnh COVID-19. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, chính sách BHXH bắt buộc lại gặp khó khăn trong việc thu hút người lao động tham gia.
Ông Vũ Minh Tiến- Viện trưởng Viện Công nhân- Công đoàn (Tổng LĐLĐ Việt Nam) nhấn mạnh, để mở rộng bao phủ BHXH theo tinh thần Nghị quyết 28-NQ/TW, rất cần sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với chính quyền xã, phường và các tổ chức, đoàn thể trong công tác tuyên truyền, vận động.
Có thể bạn quan tâm
05:00, 26/08/2020
02:09, 25/08/2020
11:30, 24/08/2020