Vì sao Apple thường không phải là người tiên phong nhưng các hãng khác lại làm theo?

Diendandoanhnghiep.vn Apple không phải hãng đầu tiên làm smartphone, Apple không phải hãng đầu tiên đưa cảm biến vân tay lên điện thoại, càng không phải hãng đầu tiên làm nhận diện gương mặt

Apple không phải hãng đầu tiên làm smartphone, Apple không phải hãng đầu tiên đưa cảm biến vân tay lên điện thoại, càng không phải hãng đầu tiên làm nhận diện gương mặt, và cũng không phải công ty đầu tiên ra mắt điện thoại có màn hình bị khoét mất một miếng. Nhưng cái lạ là nhiều công ty khác thường chỉ đem những tính năng này lên sản phẩm của họ sau khi Apple đã ra mắt rồi, chứ còn ngay tại thời điểm công nghệ đó mới xuất hiện thì họ chưa vội học hỏi. Vì sao?

Apple có thể dùng làm phép thử

Trước Apple, Motorola đã từng gắn cảm biến vân tay lên điện thoại nhưng sau đó không hãng nào làm theo cho tới khi iPhone 5s ra đời, tương tự cho công nghệ nhận diện gương mặt đã có trên Android từ lâu nhưng sau khi iPhone X ra đời thì các công ty đối thủ mới đẩy mạnh việc marketing cho tính năng này. Và chỉ khi iPhone X xuất hiện thì hàng loạt smartphone tai thỏ mới ra đời.

Ở hai trường hợp trên, các hãng đối thủ có thể xem iPhone như là một phép thử xem phản ứng của thị trường với chức năng mới ra sao, người ta có thích không, có chê không, có gặp hạn chế gì hay không, trong quá trình sử dụng có thể phát sinh vấn đề gì không. Nếu họ tự làm sản phẩm có chức năng đó và bán nó ra, chi phí sẽ quá cao nếu lỡ sản phẩm không thành công, chưa kể tốn công sức, nhân sự và nhiều thứ khác xoay quanh, thậm chí là cả danh tiếng. Nên thôi, cứ để Apple chịu đòn trước xem thế nào, ngon thì đi theo, không thì thôi bỏ qua.

Về phần Apple, iPhone có thể xem là một ví dụ của khái niệm "too big to fail", tức là nó đã có sức ảnh hưởng quá lớn đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng để họ dính lại và không bỏ đi ngay cả khi sản phẩm đó mắc một số lỗi lầm (không quá lớn). Nên ở phía Apple, họ cũng có vị trí tốt hơn so với những hãng còn lại trong việc chấp nhận rủi ro thử nghiệm tính năng mới, và rõ nhất chính là vụ tai thỏ của iPhone X.

Ngay cả khi iPhone thất bại, Apple vẫn sẽ có đủ (hoặc dư) tiềm lực tài chính để hồi phục, trong khi các hãng khác không có đủ tiền và lực trong tay để làm được điều này.

Apple có khả năng tạo xu hướng, ảnh hưởng quyết định mua hàng

iPhone là một chiếc điện thoại đặc biệt hơn phần còn lại vì nó có khả năng tạo ra luồng dư luận và khiến mọi người chú ý đến nó theo cách mà không hãng nào khác làm được. Chẳng phải ngẫu nhiên mà khi iPhone ra mắt mọi kênh báo đài TV đều nói về mẫu điện thoại mới này, trong khi một sự kiện tương tự của Samsung, HTC, Sony, Xiaomi... thì không được quan tâm bằng. Sức hút của iPhone khiến những tính năng mà iPhone mang trên người chạm tới được nhiều người hơn, và họ bắt đầu so sánh xem các đối thủ các tính năng đó hay không.

Nắm bắt được tâm lý này, các đối thủ của iPhone đương nhiên không muốn sản phẩm của mình thua kém nên họ cũng bắt đầu triển khai những tính năng tương tự (hay thậm chí tốt hơn) iPhone. Đây chỉ là một điều cơ bản của việc kinh doanh mà thôi, và đôi khi bạn không muốn làm cũng không được vì bạn sẽ khó bán hàng hơn.

Cảm biến vân tay là ví dụ rõ nhất cho tình huống này. Sau khi iPhone 5s ra mắt, gần như mọi điện thoại tầm trung và cao cấp đều sở hữu cảm biến vân tay (hoặc ít nhất một hình thức sinh trắc học nào đó) thay cho passcode truyền thống. Nếu các máy Android không có cảm biến vân tay, nó sẽ bị so ngay với iPhone và dễ dàng mất điểm khi người dùng chọn mua điện thoại.

Vụ Animoji cũng thế. Bản thân mình thấy tính năng này chả có gì hay, thậm chí không hữu dụng, chỉ để vui và khoe công nghệ là chính. Nhưng Samsung vẫn làm theo, sau đó Asus cũng làm, rồi Oppo cũng làm, trong khi thực chất hình thức gắn sticker lên mặt kiểu này đã được Facebook, Snapchat áp dụng từ lâu. Đơn giản vì nếu máy tui không có thì máy tui sẽ thua Apple nên tui buộc phải làm ra để có thể bì được với iPhone.

Apple làm trải nghiệm tốt

Thời iPhone chưa ra đời, chúng ta cũng có smartphone, là những chiếc điện thoại với bàn phím full QWERTY hoặc các điện thoại dạng bar chạy Symbian của Nokia, nhưng trải nghiệm không thể so với độ sướng khi cầm iPhone. Motorola Atrix mình cũng từng cầm qua, cảm biến vân tay không nhạy, không dễ dùng và dễ chạm như iPhone. Nhận diện gương mặt của Android 4 năm 2012 mình cũng xài qua, không nhanh và chính xác như iPhone X, lại phải đủ sáng mới xài được, và trò nhận mống mắt của Note 8 thì không so được với Face ID của iPhone X về độ dễ dùng.

Cái cốt lõi của Apple nằm ở đó, và cũng là lý do vì sao các hãng khác làm theo (hay copy, tùy bạn muốn dùng từ nào) Apple chứ không phải làm theo hãng đầu tiên sáng tạo ra tính năng. Apple biết được và nghĩ được cách triển khai nó sao cho dễ dùng, mang lại trải nghiệm tốt cho người dùng. Thực ra thì cũng đúng thôi, ai lại học theo cái xấu bao giờ, cái nào tốt mới học hỏi chứ.

Không phải cái gì Apple làm cũng, và may mắn là trong nhiều trường hợp các hãng khác không copy theo. Ví dụ, tính năng 3D Touch giờ vẫn không phải là thứ thật sự hữu ích và không có đối thủ nào làm theo cả.

Nói cho công bằng thì bản thân Apple cũng đi học hỏi hay copy các hãng khác mà thôi, và nhiều thứ mà chúng ta thấy trên iOS hiện nay được Apple chép lại từ Android hoặc các phần cứng đối thủ (ví dụ: khu vực thông báo, control center). Nhưng điều này không phải là lạ ở thời đại "I copy you, you copy me". Quan trọng là ai làm được máy ngon, ai làm được trải nghiệm tốt, và ai bán được nhiều máy hơn, kinh doanh thì chỉ thế thôi.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Apple thường không phải là người tiên phong nhưng các hãng khác lại làm theo? tại chuyên mục Xe - Công nghệ của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711634966 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711634966 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10