Vì sao các tập đoàn công nghệ toàn cầu chọn Việt Nam?

Diendandoanhnghiep.vn Việt Nam đang trở thành một trung tâm sản xuất mới bên ngoài Trung Quốc cho nhiều công ty công nghệ thông tin toàn cầu. Nhưng…

>>>DOANH NGHIỆP CUỐI TUẦN: Một năm hứa hẹn cho các doanh nghiệp CNTT Việt

Hiện tại, tổng vốn đầu tư của Intel tại Việt Nam rơi vào khoảng 1,5 tỷ USD.

Hiện tại, tổng vốn đầu tư của Intel tại Việt Nam rơi vào khoảng 1,5 tỷ USD.

Trong giai đoạn 2015-2020, ngành công nghiệp sản xuất của Việt Nam đã nhận được các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài từ Hàn Quốc và Nhật Bản với tổng trị giá 376 tỷ USD, trong đó Samsung Electronics đóng góp 1/4 tổng vốn đầu tư từ Hàn Quốc.

Trước đó, “gã khổng lồ” Intel của Mỹ đã thành lập nhà máy đóng gói chip lớn nhất tại Việt Nam, trong khi LG Electronics, vào năm 2021, công bố đầu tư hơn 1 tỷ USD vào Hải Phòng của Việt Nam để mở rộng công suất màn hình OLED. Mới nhất, họ tiếp tục lên kế hoạch đầu tư tiếp 1 tỷ USD vào Việt Nam bằng cách huy động các nguồn vốn từ các ngân hàng đầu tư toàn cầu.

Ngoài lĩnh vực sản xuất, Samsung Electronics cũng đang xây dựng một trung tâm R&D tại Hà Nội, trong khi phòng thí nghiệm thử nghiệm duy nhất của Qualcomm ở Đông Nam Á cũng được đặt tại thành phố này. Panasonic và Toshiba được cho là cũng đang xem xét thực hiện R&D tại Việt Nam.

Có thể thấy, hầu hết các công ty CNTT bắt đầu dịch chuyển sản xuất sang Việt Nam trong bối cảnh căng thẳng thương mại Mỹ-Trung và sự cố phong tỏa COVID-19 gần đây ở các thành phố Đồng bằng sông Dương Tử của Trung Quốc càng khiến các công ty đặc biệt là Apple tăng tốc.

Cho đến nay, Việt Nam có tổng số 335 khu công nghiệp với tổng quy mô 100.000 ha và đang tiếp tục mở rộng thêm nhiều khu công nghiệp để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng từ các nhà đầu tư nước ngoài.

Số liệu của Hiệp hội Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của Việt Nam (VAFIE) cho thấy đầu tư FDI chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng dòng vốn với tỷ lệ tăng từ 44% năm 2019 lên 51,34% năm 2022. Đáng chú ý, số vốn đăng ký mới của Việt Nam cũng tăng lên hàng năm với số tiền trung bình cho mỗi dự án tăng từ 4,3 triệu USD năm 2019 lên 5,8 triệu USD năm 2020 và 8,8 triệu USD năm 2021.

>>>Giải bài toán nhân lực để game Việt vươn tầm quốc tế

>>>Vingroup bắt tay Intel: Khi chúng ta cần nhau!

Khó khăn của bài toán nhân sự CNTT

Hiện tại, không chỉ các doanh nghiệp tại Việt Nam mà ngay cả những doanh nghiệp FDI đang lên cơn “khát” nhân lực CNTT.

Nhấn sự CNTT đang là bài toán khó với các doanh nghiệp.

Nhấn sự CNTT đang là bài toán khó với các doanh nghiệp.

Chia sẻ với tờ Thanh Niên, ông Vũ Quang Thành, PGĐ Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội cho biết: “Nhân lực CNTT đóng vai trò quan trọng trong quá trình chuyển đổi số, đặc biệt từ sau đại dịch COVID-19, các doanh nghiệp đều phải đầu tư vào nền tảng công nghệ, khiến cho nhu cầu nhân lực trong ngành này chưa bao giờ giảm nhiệt”.

Trong khi đó, theo thống kê của công ty tuyển dụng Navigos Group, mức lương nhân sự chủ chốt CNTT dao động từ 30-90 triệu đồng, riêng lương kỹ sư mới ra trường ở lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI) ở mức 1000-2000 USD/tháng; chưa kể với những lĩnh vực này, nhân sự còn có thể làm freelance cho nhiều công ty khác. Song, “cơn khát” nhân sự CNTT vẫn chưa được giải tỏa.

Lý giải về nguyên nhân của sự thiếu hụt này, chuyên gia CNTT, PGS- TS Phạm Quang Hà cho rằng, xuất phát từ chênh lệch giữa trình độ của lập trình viên và các yêu cầu của doanh nghiệp. Cụ thể, hiện nay chỉ có khoảng 16.500 sinh viên (chiếm gần 30%) trong tổng số 55.000 cử nhân chuyên ngành CNTT đáp ứng được đòi hỏi mà doanh nghiệp đề ra. Cho đến năm 2022, Việt Nam đang thiếu khoảng 150.000 nhân lực CNTT.

Bên cạnh đó, việc những nhân sự CNTT thường không có tâm lý làm thuê cho doanh nghiệp mà chủ yếu là đi làm chỉ để trải nghiệm, sau đó nhiều người đã đứng ra thành lập doanh nghiệp cho riêng mình, theo đuổi những start up mới. Chính điều này đã gây ra những thách thức nhân sự lớn cho các doanh nghiệp trong nước cũng như doanh nghiệp FDI.

Nhìn chung, sự phát triển mạnh mẽ của các doanh nghiệp FDI gần đây đã biến Việt Nam trở thành một trung tâm sản xuất mới bên ngoài Trung Quốc cho nhiều công ty CNTT toàn cầu. Nhưng, con đường để thay thế một công xưởng thế giới như Trung Quốc, có lẽ còn khá nhiều chông gai và nhiều thứ cần làm với Việt Nam, đầu tiên phải kể đến là vấn đề nhân lực.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao các tập đoàn công nghệ toàn cầu chọn Việt Nam? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711718736 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711718736 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10