Vì sao cổ phiếu của “vua thép” Trần Đình Long bị bán mạnh?

Diendandoanhnghiep.vn Cổ phiếu HPG - Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoà Phát tiếp tục bị bán mạnh sau phiên giao dịch ngày 24/5. Đâu là nguyên nhân?

Điều chỉnh thuế suất xuất nhập khẩu, cổ phiếu thép chịu tác động ra sao?

Cổp/phiếu HPG tiếp tục bị giảm sâu, sau thông tin chia sẻ của ông Trần Đình Long

Cổ phiếu HPG tiếp tục bị giảm sâu sau thông tin chia sẻ của ông Trần Đình Long tại ĐHĐCĐ ngày 24/5

Cổ phiếu HPG trong phiên giao dịch ngày 24/5 có thời điểm bị bán gần giá sàn về mức giá sàn 34.900 đồng/cổ phiếu sau thông tin lo ngại về tình hình khó khăn của ngành thép trong thời gian tới. Trong phiên giao dịch, lực bán lớn có thời điểm HPG về sát 34.200 đồng/cp (giá sàn). Trong phiên này HPG khớp lệnh kỷ lục hơn 44 triệu cổ phiếu. Trong đó, khối ngoại tiếp tục bán mạnh tới 6,2 triệu cổ phiếu.

Theo nhiều nhà đầu tư phản ánh, không chỉ HPG mà nhiều cổ phiếu của ngành thép như HSG, NKG cũng tiếp tục bị bán do thông tin khó khăn của ngành thép trong thời gian tới được ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT HPG nêu tại Đại hội đồng cổ đông thường niên 2022 diễn ra sáng 24/5.

Tại Đại hội, ông Trần Đình Long cũng cho biết doanh thu quý 1/2022 của HPG đạt 44,1 nghìn tỷ đồng, tăng 41% so với cùng kỳ. Lợi nhuận ròng quý 1/2022 đạt 8,2 tỷ đồng, tăng 17% so với cùng kỳ. Nếu loại trừ khoản lãi bất thường 503 tỷ đồng của HPG từ việc thoái vốn mảng nội thất trong quý 1/2021, lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh trong quý 1/2022 tăng hơn 24% so với cùng kỳ. Mảng thép chiếm 96% tổng doanh thu và gần 100% lợi nhuận ròng của công ty. Trong khi đó, khoản lãi 33 tỷ đồng từ mảng bất động sản gần như bù đắp bởi khoản lỗ 56 tỷ đồng trong mảng nông nghiệp của công ty.

Vì sao nhóm cổ phiếu thép bị bán mạnh?

Năm 2022 HPG đặt mục tiêu lợi nhuận giảm so với năm 2021 dù doanh thu tăng, ông Trần Đình Long cho biết, khi lên kế hoạch năm ban lãnh đạo công ty đã tính toán đến nhiều yếu tố và xác định hoạt động của ngành thép năm nay sẽ gặp nhiều khó khăn. Dù kết quả kinh doanh quý 1 khá tốt nhưng ông Long cho rằng ngành thép đang không thuận lợi. Ông Long chỉ ra một số nguyên nhân khiến ngành thép sẽ gặp khó khăn trong các quý còn lại của năm.

Thứ nhất là giá nguyên vật liệu tăng mạnh do xung đột Nga - Ukraine làm giá than luyện tăng 100 - 200 USD/tấn. Thứ hai là việc Trung Quốc tiếp tục duy trì chính sách "Zero COVID" khiến cho nhu cầu thép giảm tại thị trường này giảm, đây cũng đang là một trong những thị trường xuất khẩu chính của HPG

Khi xung đột Nga - Ukraine mới nổ ra, nhiều người cho rằng ngành thép Việt Nam sẽ hưởng lợi từ việc bớt đi hai quốc gia có sản xuất thép lớn. Tuy nhiên thực tế đã cho thấy ngành thép Việt không được hưởng lợi như mong đợi từ dự đoán này, mà ngược lại đang gặp khó khăn như nêu trên. Khó khăn này cũng không phải là vấn đề của riêng Hòa Phát, mà đang trở thành khó khăn chung đối với ngành thép, ông Long khẳng định.

Vì thế, trong các báo cáo trước đó, một số công ty chứng khoán cũng đã thận trọng về lợi nhuận của các doanh nghiệp thép. Báo cáo nhận định về HPG, Công ty Mirae Asset cho rằng, giai đoạn 2022-2023, HPG có thể có rủi ro biên lợi nhuận giảm do giá quặng sắt điều chỉnh từ quý 2/2022 và giá than cốc ở mức cao, khả năng giảm từ mức cao năm 2021 về 24%. Do vậy,  dự phóng sản lượng năm 2022 đạt 9,6 triệu tấn, tăng 8,4% tuy nhiên tổng doanh thu và lợi nhuận ròng dự phóng lần lượt giảm 4,9% và 18% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 143.438 tỷ đồng và 28.281 tỷ đồng.

Đánh giá trung lập đối với ngành thép nói chung và HPG nói riêng, trong năm 2022, Công ty  Chứng khoán BSC lại cho rằng biên lợi nhuận ngành thép sẽ suy giảm do giá bán thép bình quân năm 2022 giảm khi cạnh tranh trong ngành gia tăng.  

Theo đó, BSC dự phòng lợi nhuận sau thuế  của HPG sẽ giảm nhẹ 3,1% xuống 36.375 tỷ đồng trong khi HSG và NKG đều sụt giảm mạnh lần lượt 19% và 14,7% so với cùng kỳ, tương ứng đạt 3.493 tỷ đồng và 2.002 tỷ đồng. Do vậy, các nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu HPG nói riêng và cổ phiếu ngành thép nói chung cần tính toán trước những dự báo này để  xử lý  nắm giữ cổ phiếu thép dài hạn hay ngắn hạn trước các biến động của thị trường trong nước và thế giới…

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao cổ phiếu của “vua thép” Trần Đình Long bị bán mạnh? tại chuyên mục DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711703832 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711703832 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10