Vì sao Google, Apple luôn tổ chức ra mắt sản phẩm thật hoành tráng

Diendandoanhnghiep.vn Tất cả những lần ra mắt này đều có một điểm chung: Các cải tiến họ giới thiệu chỉ đơn thuần là những gì lặp lại của sản phẩm hiện có, nhưng chúng được trình bày như một cuộc cách mạng.

Google đã ra mắt mẫu điện thoại flagship mới nhất của mình, Pixel 4 và 4XL. Mặc dù hai sản phẩm mới không có quá nhiều đột phá so với người tiền nhiệm, nhưng sự kiện đã được Google dàn dựng với nhiều sự phô trương, như thể nó là một bước đột phá lớn cho công ty và thị trường điện thoại thông minh, cho dù các thông số kỹ thuật của sản phẩm đã bị rò rỉ gần như toàn bộ trước sự kiện. Nhưng nếu nhìn rộng ra, có vẻ như sự “cường điệu” này đang trở thành xu hướng của các công ty dẫn đầu.

Quay lại thời điểm ngày 10/9 khi Apple giới thiệu một loạt các sản phẩm mới, bao gồm iPhone, Apple Watch, TV+ và Apple Arcade. Hai tuần sau, Amazon trình bày một danh sách dài các tiện ích mới tại sự kiện Alexa của mình.

Tất cả những lần ra mắt này đều có một điểm chung: Các cải tiến họ giới thiệu chỉ đơn thuần là những gì lặp lại của sản phẩm hiện có, nhưng chúng được trình bày như một cuộc cách mạng.

Phóng đại không phải là “chiêu trò” gì mới trong tiếp thị và quảng cáo, và mục tiêu chính của những sự kiện này cũng không nằm ở sản phẩm. Trái lại, các sự kiện được diễn ra để làm nổi bật thương hiệu như là trung tâm của mọi sự chú ý, hay chính là “cuộc cách mạng kỹ thuật số” mà các thương hiệu này truyền đạt tới người dùng trên toàn thế giới.

Một lịch sử lâu dài

Từ cuối thế kỉ 19 và đầu thế kỉ 20, các nhà sáng chế như Alexander Graham Bell và Guglielmo Marconi đã tổ chức các sự kiện để giới thiệu điện thoại và điện báo không dây. Việc ra mắt các sản phẩm mới đã giúp định hình dư luận và tạo nên tên tuổi cho các công ty như AT&T, Marconi và Edison.

Các sự kiện ra mắt đó thậm chí còn được sử dụng để “đánh nhau” giữa các công ty đối thủ. Vào cuối thế kỷ 19, Edison đã phát động các chiến dịch công cộng để thuyết phục người dân sử dụng dòng điện một chiều, thay vì hai chiều như cách đối thủ đang làm.

Công ty thậm chí còn giật điện những loài thú trước mặt các nhà báo để chứng minh rằng dòng điện hai chiều ẩn chứa nguy hiểm. Khán giả tại các sự kiện này chủ yếu là các nhà khoa học hoặc chuyên gia kỹ thuật, nhưng cũng có sự tham gia của các chính trị gia, doanh nhân và thậm chí là các vị vua và hoàng hậu.

Nhà phát minh nổi tiếng người Mỹ Thomas Edison còn tiến thêm một bước khi ông giới thiệu các sản phẩm mới của mình trong các sự kiện công cộng như triển lãm quốc tế và hội chợ công nghệ.

Gần đây hơn, Steve Jobs đã theo bước chân của những nhà phát minh-doanh nhân này bằng những bài phát biểu đặc trưng của mình. Một mình trên sân khấu và mặc một chiếc áo cổ lọ cùng quần jean, Jobs đã cho ra mắt các sản phẩm của Apple trước những người đam mê công nghệ. Những sự kiện này đã giúp định hình tên tuổi của Steve Jobs và Apple.

Mục tiêu thực sự của các lễ ra mắt

Tài năng của Jobs nằm ở việc tiếp thị và quảng bá sản phẩm hơn là phát triển công nghệ. Từ những năm 1980, người sáng lập Apple đã nhận ra sức mạnh của một tầm nhìn mới xung quanh các công nghệ kỹ thuật số. Tầm nhìn này đã cho thấy máy tính cá nhân và sau đó là internet như là điềm báo của một kỷ nguyên mới.

Rất nhiều câu chuyện bên lề đã cổ vũ cho một nhận định rằng chúng ta đang trải qua một cuộc cách mạng kĩ thuật số, một khái niệm truyền thống gắn liền với sự thay đổi chính trị để thể hiện tác động của công nghệ mới. Trong bối cảnh này, Jobs đã cẩn thận dàn dựng các buổi ra mắt của mình để giới thiệu Apple như là hiện thân của cuộc cách mạng này.

Lấy ví dụ, trong lễ ra mắt chiếc điện thoại iPhone đầu tiên vào năm 2007, Jobs mở đầu bài nói bằng việc kể rằng mọi thứ sẽ thay đổi khi một sản phẩm mang tính cách mạng xuất hiện. Ông bảo vệ quan điểm đó bằng các mốc thời gian quan trọng trong lịch sử của công ty.

Đó là chiếc máy tính Macintosh “thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp máy tính”, đó là chiếc iPod “thay đổi hoàn toàn ngành âm nhạc thế giới”, và đó cũng chính là chiếc điện thoại cách mạng iPhone.

Dĩ nhiên, một cánh én không thể làm nên mùa xuân. Khó có thể đồng ý rằng một sản phẩm duy nhất lại có khả năng mang lại một sự thay đổi toàn diện ở quy mô rộng lớn. Nhưng các tập đoàn lớn như Apple hay Google vẫn đang dựa vào các “con gà đẻ trứng vàng” của mình để duy trì vị thế trên thị trường.

Bên cạnh việc phát triển phần cứng và phần mềm, họ còn phải tìm ra cách để duy trì hình ảnh về một cuộc cách mạng đã định hình từ ngày xưa cho đến ngày nay. Trong cuộc cách mạng đó, họ phải là những người tiên phong.

Vì vậy, nếu các sự kiện tiếp theo không còn khiến cho bạn cảm thấy bất ngờ như trước, hãy hiểu rằng bản chất các sự kiện đó không còn nằm hoàn toàn ở sản phẩm. Đó là công cụ để các tập đoàn lớn tuyên truyền vị thế trung tâm và tiên phong của mình trong thế giới công nghệ, để rồi nhiều năm tiếp theo họ vẫn sẽ được coi là những “người hùng” đang thay đổi thế giới.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Google, Apple luôn tổ chức ra mắt sản phẩm thật hoành tráng tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713430207 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713430207 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10