Vì sao phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị TP HCM?

Diendandoanhnghiep.vn Sự biến động khách quan của giá nguyên liệu, nhiên liệu và việc tăng mức lương tối thiểu từ năm 2006 đến năm 2009, là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc đội vốn và phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị TP HCM.

Theo thông tin của Bộ GTVT, tổng mức đầu tư ban đầu của dự án đường sắt đô thị TP HCM đã được UBND TP HCM phê duyệt năm 2007 là gần 126,6 tỷ Yên (tương đương gần 17,4 nghìn tỷ đồng, gần 1,1 tỷ USD theo tỷ giá thời điểm đó).

Tuy nhiên, năm 2011, TP.HCM đã phê duyệt điều chỉnh tổng mức đầu tư lên hơn 236,626 tỷ Yên (tương đương hơn 47,3 nghìn tỷ VNĐ, tương đương gần 2,5 tỷ USD). Bao gồm: vốn vay ODA của Nhật chiếm 88,4% với số tiền hơn 41,8 nghìn tỷ đồng. Vốn đối ứng từ ngân sách thành phố khoảng gần 5,5 nghìn tỷ đồng.

Sự biến động khách quan của giá nguyên liệu, nhiên liệu và việc tăng mức lương tối thiểu từ năm 2006 đến năm 2009, là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc đội vốn và phải điều chỉnh dự án đường sắt đô thị TP HCM.

Sự biến động khách quan của giá nguyên liệu, nhiên liệu và việc tăng mức lương tối thiểu từ năm 2006 đến năm 2009, là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc đội vốn và phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị TP HCM.

Theo giải thích của Bộ GTVT, nguyên nhân dẫn đến đội vốn và phải điều chỉnh dự án là do sự biến động khách quan của giá nguyên liệu, nhiên liệu và việc tăng mức lương tối thiểu từ năm 2006 đến năm 2009.

Bên cạnh đó, dự án tăng khối lượng xây dựng gồm tăng đầu tư cho đầu máy, toa xe, trang thiết bị nhà ga nhằm đáp ứng nhu cầu tăng lưu lượng hành khách dự báo vào năm mục tiêu thiết kế là năm 2040 (thay vì năm 2020 như trong dự án đầu tư); áp dụng các trang thiết bị, hệ thống tiên tiến, đầu tư đầy đủ cho xưởng bảo trì sửa chữa, cho tòa nhà trung tâm điều khiển cho cả hệ thống đường sắt đô thị của thành phố và đầu tư cho trụ sở của Công ty Vận hành và bảo dưỡng đường sắt đô thị.

Mặt khác, cập nhật tỷ giá Yên Nhật - Việt Nam đồng cũng mang đến những thay đổi đáng kể; tỷ lệ tính toán các chi phí dự phòng, rủi ro trượt giá cũng được cập nhật theo quy định mới, tính toán cho đến năm 2019. Tuy nhiên, tại buổi làm việc của Bộ trưởng Bộ GTCT Nguyễn Văn Thể về tình hình thẩm định dự án đường sắt đô thị TP HCM tuyến số 1 Bến Thành - Suối Tiên và tuyến số 2 Bến Thành - Tham Lương, thì hai dự án đường sắt TP HCM, đã đội vốn lên tới 52.000 tỷ đồng.

TS Nguyễn Trí Hiếu – Chủ tịch quỹ đầu tư Unicap, nhận định: Nguyên nhân dẫn đến đội vốn và phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án là do yếu tố chủ quan chiếm đại đa số. Chúng ta không thể đổ lỗi là “giá nguyên vật liệu tăng, nhân công tăng, trượt giá…) một cách thiếu cơ sở như vậy được. Nhìn nhận một cách khách quan thì các nhà làm chính sách, hoạch định, chủ đầu tư, đơn vị thiết kế, tư vấn, nhà thầu…chắc chắn phải tính được việc này.

Do đó, lỗi đội vốn và khiến dự án phải điều chỉnh thuộc về các bộ ngành, chủ đầu tư… và ở đây có cả yếu tố tắc trách. Đơn cử, theo chủ trương, quy định hiện hành, các dự án có tổng mức đầu tư từ 10.000 tỷ đồng phải báo cáo Quốc hội để xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Tuy nhiên trong dự án này, và theo như báo cáo của các cơ quan ban ngành thì thực tế năm 2011, UBND TP HCM đã phê duyệt điều chỉnh dự án tăng thêm 30 nghìn tỷ đồng khi chưa được Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết định là thiếu chặt chẽ về cơ sở pháp lý.

Do đó, việc này phải báo cáo trình Quốc hội để lấy ý kiến, xem xét quyết định trước khi thực hiện dự án. Tuy nhiên, "trước khi báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội thì các cơ quan ban ngành phải thực hiện một số các thủ tục như: Đầu tiên phải xác định được nguyên nhân vì sao đội vốn, rà soát lại cách tính toán, thẩm định và phải dựa trên cơ sở nào để chứng minh việc đội vốn, cơ quan nào thẩm định". – TS Hiếu đặt câu hỏi.

Dự án đường sắt đô thị TP HCM

Dự án đường sắt đô thị TP HCM

Cũng theo TS Hiếu, theo số liệu về chi phí đầu tư cho 1 km đường sắt đô thị của một số nước trên thế giới cho thấy: tại Italia là 98,87 triệu USD/km; Hàn Quốc là 80,74 triệu USD/km; Chi Lê là 99,01 triệu USD/km… "Như vậy chi phí đầu tư gần 97 triệu USD/km như tính toán của TP HCM đã phù hợp đối với suất đầu tư của các dự án trên thế giới hay chưa? Điều này đòi hỏi các cơ quan ban ngành cần phải ngồi lại với nhau để thống nhất trước khi báo cáo Chính phủ và trình Quốc hội". – TS Hiếu nói.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao phải điều chỉnh tổng mức đầu tư dự án đường sắt đô thị TP HCM? tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711648132 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711648132 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10