Vì sao Shell muốn tái cấu trúc?

Diendandoanhnghiep.vn Giống như việc General Electric, Toshiba và Johnson & Johnson đã làm gần đây, Royal Dutch Shell, có trụ sở chính tại thủ đô The Hague của Hà Lan, đang tìm cách tái cấu trúc lại công ty.

>>>Kỳ vọng gì ở cổ phiếu dầu khí khi giá Brent vượt 80USD?

>>>Cổ phiếu họ dầu khí đang “thăng hoa”

“Thay tên, đổi địa chỉ”

Khi Công ty Dầu khí Royal Dutch và Công ty Vận tải và Thương mại Shell sáp nhập vào năm 1907, trở thành Tập đoàn Royal Dutch Shell, thương hiệu và biểu tượng của Shell (hình vỏ sò) đã gắn bó với họ cho đến ngày nay.

Tập đoàn Royal Dutch Shell từ kinh doanh vỏ sò cho đến tập đoàn tư nhân đứng thứ hai thế giới về dầu khí.

Logo của Royal Dutch Shell từ tập đoàn kinh doanh vỏ sò cho đến tập đoàn tư nhân đứng thứ hai thế giới về dầu khí.

Nhưng giờ đây, tập đoàn dầu khí lớn thứ hai thế giới đang có ý định tái cấu trúc và cũng sẽ loại bỏ từ “Royal Dutch” ở trên thương hiệu để chính thức trở thành Shell.

Đồng thời, Shell muốn thay đổi cơ cấu cổ phần kép và thiết lập một dòng cổ phần duy nhất để tăng tốc độ, tính linh hoạt của các hành động vốn và danh mục đầu tư. Ngoài ra, công ty kết hợp giữa Anh-Hà Lan, đã được thành lập tại Vương quốc Anh và có địa chỉ thuế Hà Lan từ năm 2005, muốn chuyển địa chỉ cư trú thuế của mình sang hẳn Vương quốc Anh.

Mọi thứ nghe có vẻ giống như việc một công ty đang rơi vào tình trạng tồi tệ và muốn tìm kiếm vận may bằng những sự thay đổi những niềm tin cốt lõi. Tuy nhiên, với Shell có lẽ không phải vậy.

Theo như báo cáo của tập đoàn cho biết, tổ chức được tái cấu trúc này sẽ không chỉ đơn giản là để các nhà đầu tư hiểu và đánh giá cao, mà còn giúp Shell thực hiện mục tiêu trở thành doanh nghiệp năng lượng không phát thải ròng vào năm 2050 với sự nhanh nhẹn hơn.

Động thái được đề xuất diễn ra chưa đầy một tháng sau khi nhà đầu tư hoạt động có trụ sở tại Mỹ, Third Point, có cổ phần 750 triệu USD trong Shell, kêu gọi Shell “nên chia thành hai doanh nghiệp, một cho tài sản “kế thừa” là dầu khí và một cho năng lượng tái tạo”.

Mặc dù Shell đã phản đối. Nhưng Chủ tịch của họ, Andrew Mackenzie cũng cho rằng việc đơn giản hóa sẽ khiến Shell “bình thường hóa cơ cấu cổ phần theo các khu vực pháp lý về thuế và pháp lý của một quốc gia, để giúp Shell cạnh tranh hơn, tinh giản hơn”.

>>>Thị trường sản phẩm dầu khí còn đó những khó khăn

Nhưng vì đâu Shell rời xa Hà Lan?

Việc loại bỏ từ “Royal Dutch”, tên tiếng Hà Lan trên thương hiệu gắn bó hơn 100 năm đang cho thấy việc Shell sẵn sàng chia tay mối quan hệ căng thẳng với các nhà chức trách và các nhà hoạt động môi trường Hà Lan.

Shell muốn muốn chuyển địa chỉ cư trú thuế của mình sang hẳn Vương quốc Anh.

Shell muốn muốn chuyển địa chỉ cư trú thuế của mình sang hẳn Vương quốc Anh.

Gần đây, áp lực trong các vấn đề khí hậu đang gia tăng. Tháng trước, quỹ hưu trí nhà nước lớn nhất Hà Lan ABP đã ngừng đầu tư vào các công ty nhiên liệu hóa thạch, bao gồm cả Shell, sau khi không thuyết phục được lĩnh vực này nhanh chóng tiến tới khử cacbon. 

Trước đó, các nhóm môi trường và hơn 17.000 công dân Hà Lan đã thắng một vụ kiện mang tính bước ngoặt, trong đó tòa án yêu cầu Shell cắt giảm 45% lượng khí thải carbon từ hoạt động kinh doanh dầu khí của mình vào năm 2030, so với mức năm 2019. Dù Shell đã xác nhận kế hoạch kháng cáo phán quyết, nhưng có vẻ mọi thứ không đứng về phía họ.

Nhưng có lẽ đó chưa phải là vấn đề lớn nhất khiến Shell quyết tâm “dứt áo ra đi” với Hà Lan. Từ lâu, công ty đã chống lại việc nước này thu thuế cổ tức 15% đối với các công ty có trụ sở tại Hà Lan và đây không phải là trường hợp duy nhất. Năm ngoái, tập đoàn sản phẩm tiêu dùng khổng lồ Unilever cũng đã từ bỏ niêm yết kép và từ bỏ Rotterdam để đến London.

Gần đây, tập đoàn GE của Mỹ cũng lên kế hoạch chia tách công ty.

Gần đây, tập đoàn GE của Mỹ cũng lên kế hoạch chia tách công ty.

Một phần là do tại Vương quốc Anh không có mức thuế như vậy, một phần là do cấu trúc kép vốn đắt hơn để duy trì, cũng không còn được ưa chuộng. Thêm vào đó, cấu trúc đơn mới với tất cả cổ phiếu theo luật của Anh có nghĩa là không có cổ phiếu nào của Shell sẽ bị đánh thuế này. Điều này cũng sẽ cho phép họ thực hiện các giao dịch mua bán hoặc mua lại nhanh chóng hơn.

Việc Shell tái cấu trúc đang cho thấy việc các tập đoàn khổng lồ toàn cầu đang phải chịu áp lực ngày càng tăng trong việc đơn giản hóa cấu trúc của họ. Mới đây, cả General Electric, Toshiba và Johnson & Johnson đều công bố kế hoạch tách thành các công ty riêng biệt vào tuần trước.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vì sao Shell muốn tái cấu trúc? tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713983997 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713983997 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10