Viễn cảnh ngành bán lẻ qua kết cục của Sears

Trương Khắc Trà 18/10/2018 11:44

Thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung sẽ có một cuộc “đại tái cơ cấu”, trong đó Sears- tập đoàn bán lẻ hàng đầu của Mỹ, là cái tên đầu tiên.

Sears Holdings - tập đoàn bán lẻ 125 tuổi Hoa Kỳ vừa nộp đơn xin phá sản, được thành lập từ cuối thế kỷ 19 đến sau thế chiến thứ II, đã nhanh chóng trở thành nhà bán lẻ lớn nhất Bắc Mỹ và hàng đầu thế giới khi tầng lớp trung lưu Mỹ tăng nhanh về số lượng.

Ít ai biết Sears thoạt đầu bán đồng hồ và trang sức bằng đặt hàng qua thư. Thời điểm cuối thế kỷ 19 đây là phương thức bán hàng “lạ” nhất, giống như thương mại điện tử xuất hiện cách đây khoảng 3 thập kỷ.

Những năm đầu thế kỷ 20, khi phương thức bán hàng bằng catalogue trở nên lỗi thời, Sears bắt đầu mở chuỗi của hàng, hướng đi đúng giúp công ty này thâu tóm thị trường bán lẻ ở Mỹ mãi đến những năm 90 - khi để mất vị trí số 1 vào tay Walmart.

Thị trường bán lẻ ngày càng

Thị trường bán lẻ ngày càng "chật chội" hơn.

Quá trình của Sears rất giống với nhiều “siêu tập đoàn” trong nhiều lĩnh vực từng làm và tồn tại cho đến nay. Tức là thoạt đầu khác hoàn toàn với khi trở nên khổng lồ, kèm theo đó là khả năng thay đổi ngoạn mục đúng thời điểm.

Có thể bạn quan tâm

  • "Trợ lực" cho thị trường bán lẻ nội địa!

    11:15, 10/10/2018

  • Hóa giải nỗi lo doanh nghiệp ngoại

    Hóa giải nỗi lo doanh nghiệp ngoại "bao sân" thị trường bán lẻ Việt

    11:00, 30/09/2018

  • "Sức bật" để doanh nghiệp nội dẫn dắt thị trường bán lẻ

    05:15, 28/09/2018

  • Thị trường bán lẻ Việt: Doanh nghiệp ngoại sẽ sớm chia xong thị phần?

    Thị trường bán lẻ Việt: Doanh nghiệp ngoại sẽ sớm chia xong thị phần?

    11:01, 27/09/2018

Cái chết của Sears bắt đầu khi thương mại điện tử lên ngôi, thêm lần nữa khẳng định thương mại điện tử là xu hướng mua sắm tối ưu trong tương lai gần và có thể còn thống trị vài thập kỷ tới.

Trong tổng số 10 hãng bán lẻ lớn nhất thế giới, doanh thu của Walmart đứng vị trí số 1 với 470 tỷ USD, lớn hơn rất nhiều lần doanh thu của hai ông lớn bán lẻ Amazon và Alibaba, song Walmart chỉ thu được 10 tỷ USD từ bán hàng qua mạng.

Walmart là biểu tượng mới của ngành bán lẻ truyền thống, gần 12 ngàn cửa hàng trên toàn cầu được vận hành bởi 2 triệu nhân viên. Nhưng doanh số của tập đoàn này có xu hướng giảm, ngược lại những đại diện của thương mại điện tử như Alibaba hay Amazon lại tăng chóng mặt về doanh thu.

Sears có lợi thế về truyền thống, mặc dù vận hành đúng với xu thế thương mại toàn cầu nhưng chính cái tiến bộ nhất của họ là chuỗi cửa hàng - lại là điểm yếu của họ. Xu thế phát triển của những trung tâm bán lẻ không đơn thuần chỉ là nơi trưng bày hàng hóa.

Có thể nhận thấy điều này ở Việt Nam, các trung tâm bán lẻ của Metro, BigC, Aeon…ngày càng được trau chuốt, hướng đến tính giải trí phức hợp lôi kéo khách hàng bằng việc đánh vào tâm lý.

CEO Lambert của Sears bị chỉ trích thiếu đầu tư nâng cấp chuỗi cửa hàng, đội ngũ quản lý cấp cao đến cấp thấp lần lượt bỏ đi vì bất mãn với văn hóa chỉ trích và đổ lỗi của ông chủ. Từ 2013 đến nay, số lượng cửa hàng của Sears giảm tới 2/3. Đó là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến kết cục tồi tệ của hãng bán lẻ sừng sỏ nhất thế giới.

Cùng với đó, Sears vấp phải sự cạnh tranh khốc liệt của nhiều đối thủ đáng gờm tại quê hương của mình, như: Costco, Kroger, Walgreens, The Home Depot, Amazon…,

Thực tế sự cạnh tranh của thương mại điện tử chưa lớn đến mức buộc bán lẻ truyền thống bị phá sản trên diện rộng. Nhưng việc dư thừa các cửa hàng bán lẻ và thay đổi thói quen tiêu dùng là hai nguyên nhân gây nguy hiểm cho ngành bán lẻ.

Ở Mỹ nói riêng, những năm 90 chuỗi cửa hàng mọc lên rất nhanh, trong khi nhu cầu mua sắm ở đây bị tụt giảm mạnh sau thời kỳ suy thoái kinh tế cách đây chục năm (2008). Theo tính toán, số lượng cửa hàng bán lẻ ở Mỹ gấp 2 đến 3 lần nhu cầu thực tế. Do đó, Sears phải đóng cửa ít nhất một nửa số lượng cửa hàng để đạt doanh thu/m2 như hồi năm 2006. Nhưng giờ họ không còn cơ hội để làm điêu đó!

Xu hướng tiêu dùng ở Mỹ thay đổi rất nhanh, thói quen “trải nghiệm” tại các trung tâm thương mại thay cho nhu cầu mua sắm đang gia tăng cùng với mức độ phổ biến của mạng xã hội.

Ở Việt Nam cũng có xu hướng này, không phải tất cả những ai bước vào siêu thị, trung tâm thương mại đều trở ra với một vài món đồ trên tay. Họ đến để trải nghiệm, sau đó thể hiện nó trên mạng xã hội.

Thị trường bán lẻ Việt Nam vài năm trở lại đây sôi động các thương vụ M&A, nhưng đằng sau đó một vài thương hiệu trở nên èo uột, như Parkson lần lượt đóng cửa nhiều trung tâm thương mại. Đồng thời xuất hiện những “cú” lấn sân của thương mại điện tử. Vì vậy, thị trường bán lẻ Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung sẽ có một cuộc “đại tái cơ cấu” và Sears là cái tên đầu tiên.

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Viễn cảnh ngành bán lẻ qua kết cục của Sears
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO