Việt Nam chậm so với khu vực về kinh tế số

Diendandoanhnghiep.vn Mặc dù sở hữu tiềm năng lớn, kinh tế số của Việt Nam vẫn phải đương đầu với nhiều thách thức, đòi hỏi sự tiên phong của Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng.

GDP Việt Nam tăng thêm khoảng 162 tỷ USD nếu chuyển đổi số thành công

Ông Nguyễn Trung Chính, Phó Chủ tịch VINASA kiêm Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC dẫn chứng, theo thống kê của WorlBank, kinh tế số sẽ mang lại 23.000 tỷ USD.

“Trong khu vực có Singapore, Malaysia, Thái Lan đã tuyên bố là quốc gia kinh tế số, như vậy Việt Nam đang chậm so với thế giới và khu vực”, ông Chính nhấn mạnh.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Vũ Đại Thắng dẫn nghiên cứu của Tổ chức Data 61 (Australia) cho biết, GDP Việt Nam có thể tăng thêm khoảng 162 tỷ USD trong 20 năm nếu Việt Nam chuyển đổi số thành công.

"Kinh tế số đang diễn ra nhanh chóng, có tác động to lớn, sâu rộng tới mọi mặt đời sống kinh tế – xã hội của tất cả các quốc gia; thúc đẩy quá trình chuyển đổi toàn diện trên tất cả các mặt của cuộc sống xã hội, từ tổ chức sản xuất, cung ứng dịch vụ, phương thức kinh doanh, đến cách thức tiêu dùng, cách thức giao tiếp. Trong sự chuyển biến ấy, doanh nghiệp sẽ là trung tâm của sự phát triển kinh tế số", ông Thắng nhấn mạnh.

Ông Đặng Tùng Sơn, CEO CMC Telecom tại Hội thảo cũng nhấn mạnh sự tham gia của doanh nghiệp tư nhân, giúp kinh tế số tại Việt Nam “cất cánh”. Tuy vậy, để đạt được mục tiêu cần xây dựng những trung tâm dữ liệu lớn, nơi lưu trữ, chuyển đổi dữ liệu, cung cấp không chỉ cho Việt Nam mà cả khu vực tiểu vùng sông Mê Kông.

“Mặc dù sở hữu tiềm năng lớn, Việt Nam đang gặp phải thách thức lớn nhất và một trong những điểm yếu nhất chính là khoảng cách giữa hoạch định chính sách và việc đi vào triển khai”, ông Tùng nhấn mạnh.

Ông Nguyễn Thế Tân - Tổng giám đốc VCCorp - cho rằng, công nghệ số và kinh tế số sẽ phát sinh nhiều ngành nghề khác. Trong đó có thể chia vào hai nhóm cơ bản, nhóm 1 là những công ty như Google, Facebook trước đây người ta không hình dung nổi nó là cái gì bởi họ tạo ra những giá trị hoàn toàn mới. Nhóm thứ hai là các công ty như Amazon, Alibaba... tức là công ty hoạt động trong lĩnh vực cũ nhưng theo một mô hình mới, tạo ra những cách mạng về dịch vụ cũ.

Ông Tân cho rằng, hiện ở Việt Nam, với cả hai mô hình này đều gặp các vấn đề trong hành lang pháp lý. Theo ông, nên chia thành các mảng kinh doanh để quản lý.

Đối với những doanh nghiệp có thể hình dung được mô hình ngay từ đầu, trong nhóm thứ hai thì ông cho rằng nên mở cửa cho tất cả các đơn vị đều được tham gia thử nghiệm với cơ chế riêng. Ví dụ như Grab không thể dùng tư duy taxi để tiêu diệt cái mới, buộc họ phải có phù hiệu. Cần tạo điều kiện để cho ra đời một mô hình mới cho ngành kinh tế số song vẫn yêu cầu phải đảm bảo an toàn cho người đi lại, không nên áp đặt quy định của taxi sang cho Grab.

Một nhóm nữa là những mảng đòi hỏi kiểm soát chặt chẽ, không cho tham gia nhiều mà chọn lọc những đơn vị có niềm tin hơn với cơ chế điều hành trực tiếp, đảm bảo các doanh nghiệp tham gia nghiêm túc, và tạo sự cạnh tranh được lẫn nhau.

 Cần tư duy quản lý để phát triển

Ông Vũ Tú Thành - Phó giám đốc điều hành khu vực, Hội đồng kinh tế Hoa Kỳ - ASEAN cho biết với các doanh nghiệp Mỹ hiện quan tâm đến ASEAN, trong những năm gần đây Việt Nam là nền kinh tế hấp dẫn nhất khu vực.

“So với các nước khu vực và chính mình, Việt Nam đã làm được nhiều việc. Nhưng với các doanh nghiệp Mỹ, họ kỳ vọng Việt Nam sẽ thành công nhiều hơn”, ông Thành nói.

Kinh tế số là con đường duy nhất để rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển. Kỳ vọng, năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường.

Ông Nguyễn Trung Chính Phó Chủ tịch VINASA kiêm Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam khẳng định kinh tế số là con đường duy nhất để rút ngắn khoảng cách với các quốc gia phát triển. Kỳ vọng, năm 2045, Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường.

Theo ông Thành, tầm nhìn của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới không chỉ nên bó hẹp trong nền kinh tế mà cần phải xác định vai trò trong nền kinh tế khu vực và thế giới. Đặc biệt các doanh nghiệp nên tham gia sâu trong chuỗi cung ứng toàn cầu của một số lĩnh vực kinh tế quan trọng: nông nghiệp, du lịch, Nội dung số, y tế, năng lượng, ứng phó với biến đổi khí hậu...

Theo vị này, khi xác định sân chơi toàn cầu, Việt Nam chủ động tham gia xây dựng và triển khai luật chơi quốc tế. Ngoài việc tạo các điều kiện thuận lợi, cơ chế khuyến khích phù hợp để các doanh nghiệp trong và ngoài nước tăng cường đầu tư, mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh, Việt Nam cần phát triển chính sách và quy trình tổng thể để bảo vệ và thúc đẩy doanh nghiệp không chỉ ở thị trường trong nước mà phải cả ở thị trường nước ngoài.

“Một khi doanh nghiệp tin tưởng vào ý chí và năng lực của Chính phủ trong việc bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp đầu tư tại Việt trong các giao dịch trên thị trường quốc tế, họ sẽ có thêm động lực để đầu tư”, ông Thành khẳng định.

Ông cho rằng, nền kinh tế Việt Nam cần có tư duy quản lý để phát triển (pro-growth) thay thế tư duy quản lý truyền thống hay lo sợ rủi ro. Tư duy quản lý truyền thống thì mãi mãi đi sau, vì bao giờ cũng phải chờ người khác làm trước để học. Tư duy quản lý để phát triển mới thực sự tạo cơ hội bứt phá, đi trước người khác, sẵn sàng chấp nhận rủi ro ở một mức độ nhất định.

Cách mạng 4.0 đưa các doanh nghiệp về vạch xuất phát nếu mạnh dạn, tự tin Việt Nam hoàn toàn có lợi thế trong cuộc đua mà không cần mất nhiều thời gian và nguồn lực.

Từ góc nhìn của mình, ông Nguyễn Trung Chính Phó Chủ tịch VINASA kiêm Phó Chủ tịch Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam, Chủ tịch Tập đoàn Công nghệ CMC cũng đưa ra các hiến kế để khu vực kinh tế tư nhân Việt Nam phát triển nhanh chóng: Cần đẩy nhanh hoàn thiện thể chế pháp ký cho kinh tế số; Xem xét xây dựng bệ kinh tế số hay uỷ ban quốc gia điều phối kinh tế số; Giao bớt việc cho tư nhân làm, với những việc tư nhân có thể làm thì nhà nước không cần làm.

Về khởi nghiệp sáng tạo, ông Chính cho rằng, Việt Nam cần nâng vai trò của các tổ chức trung gian khởi nghiệp, có chính sách ưu đãi cho các tổ chức trung gian khởi nghiệp và xem xét việc huy động nguồn lực từ trong cộng đồng.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam chậm so với khu vực về kinh tế số tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711613139 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711613139 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10