[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] 3 trụ cột để Việt Nam tiến đến thịnh vượng

Diendandoanhnghiep.vn Khát vọng đưa Việt Nam trở thành quốc gia hùng cường phải dựa trên 3 trụ cột: Kinh tế thịnh vượng – Xã hội hài hòa – Tương lai bền vững.

Qua nghiên cứu kinh nghiệm từ các nước, chúng tôi đưa ra một số tiêu chí lớn sau đây.

GS. TS Trần Thọ Đạt, Chủ tich Hội đồng Trường ĐH KTQD. Ảnh: Nguyễn Việt

GS. TS Trần Thọ Đạt - Chủ tịch Hội đồng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ảnh: Nguyễn Việt

Thứ nhất, kinh tế thịnh vượng phải là một nền kinh tế có thu nhập bình quân đầu người cao nhưng gia tăng liên tục và ổn định. Không chỉ thể hiện bằng chỉ số GDP, mà phải thể hiện bằng một nền kinh tế khỏe mạnh, có sức cạnh tranh cao.

Thứ hai, tăng trưởng của nền kinh tế phải có hiệu quả, nguồn lực sử dụng có hiệu quả, khả năng cạnh tranh của nền kinh tế phải được xếp ở thứ hạng cao.

Thứ ba, cơ cấu kinh tế phải được chuyển dịch theo hướng hiệu quả và ngày càng cải thiện, phù hợp với bối cảnh từng nước. Không có một nền kinh tế thịnh vượng nào lại không dựa trên cơ sở hạ tầng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu phát triển của mình trong từng giai đoạn.

Thứ tư, trong quá trình tăng trưởng phải luôn đảm bảo được sự ổn định.

Đưa ra tiêu chí của một xã hội hài hòa có rất nhiều quan điểm, đặc biệt kinh tế và xã hội luôn gắn bó chặt chẽ với nhau.

Theo chúng tôi, một xã hội hài hòa phải là một xã hội đảm bảo điều kiện sống và an sinh xã hội ở mức cao cho tất cả các thành viên. Một xã hội hài hòa phải là một xã hội trong đó người dân có tỉ trọng chi tiêu cao cho nhu cầu ngoài ăn uống.

Điều này gắn bó rất chặt chẽ với một nền kinh tế thịnh vượng. Một xã hội hài hòa là một xã hội phải dựa trên tài sản quý giá nhất là con người, phải là nguồn nhân lực và việc làm có chất lượng. Việc này cũng liên quan chặt chẽ đến kinh tế thịnh vượng.

Một xã hội hài hòa là một xã hội dựa trên sự quản trị công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng xã hội phải được duy trì. Người dân trong xã hội đó phải thấy hài lòng và hạnh phúc.

Về một tương lai bền vững, chúng tôi hàm ý đây là tương lai về môi trường. Nhóm nghiên cứu dựa chủ yếu vào đánh giá về chỉ số môi trường mang tính chất bền vững. Môi trường phải đảm bảo an toàn về sức khỏe con người. Hệ sinh thái phải được duy trì và đảm bảo cho tương lai bền vững.

Có rất nhiều mô hình Việt Nam học hỏi, tuy nhiên có 3 mô hình ở Châu Á phù hợp với Việt Nam có thể đạt được trong một vài thập niên tới vì có những sự tương đồng về lịch sử. 

Thứ nhất, Hàn Quốc có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam vì đây là đất nước cũng có lịch sử chiến tranh và chia cắt.

Thứ hai, Malaysia về lịch sử cũng bị thực dân đô hộ.

Thứ ba, Trung Quốc là một đất nước có nền kinh tế chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường.

Hàn Quốc, đây là quốc gia tăng trưởng thần kỳ. Chỉ trong 36 năm (1960 đến 1996), từ một đất nước chủ yếu đi nhận viện trợ ODA đã trở thành 1 trong 5 nước cung cấp ODA lớn nhất thế giới. Hàn Quốc hiện nay đang bước vào thời kỳ hậu công nghiệp, với một nền tảng công nghiệp đột phá, dẫn đầu thậm chí dẫn dắt một số lĩnh vực công nghiệp trên toàn thế giới.

Malaysia là một quốc gia phát triển hài hòa, có tốc độ tăng trưởng không phải cao nhất thế giới nhưng rất ổn định. Đây là một nền kinh tế sôi động, luôn tìm ra những cái mới trong quá trình phát triển và đảm bảo sự hài hòa trong quá trình phát triển.

Trung Quốc là đất nước có sự chuyển đổi nền kinh tế được đánh giá là thành công. Từ một đất nước nghèo nàn bây giờ đã vươn lên thành một nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Theo dự báo của Diễn đàn Kinh tế thế giới, trong vòng 20 năm tới chắc chắn quy mô kinh tế của Trung Quốc sẽ vượt Mỹ. Đặc điểm sự tăng trưởng nhanh của nước này là luôn có sự kiểm soát khá hiệu qua của nhà nước.

Từ ba mô hình này chúng tôi phát hiện ra một số đặc điểm chung. Đó là tăng trưởng liên tục trên 10% trong vòng 20 năm, trong khi Việt Nam chưa bao giờ đạt được mức độ tăng như vậy. Nền kinh tế Việt Nam có độ dài tăng trưởng hơn 40 năm nhưng bình quân chỉ khoảng 6%. Chiến lược tăng trưởng dựa trên xuất khẩu mà không phải thay thế nhập khẩu của 3 nước này đang đúng với chiến lược phát triển của Việt Nam hiện nay.

Về sức cạnh tranh, 3 nền kinh tế này đều vượt trội ở 3 trụ cột, đó là quan tâm đến đầu tư cơ sở hạ tầng; nền kinh tế sôi động dựa trên đổi mới sáng tạo; sự năng động trong kinh doanh.

Tuy nhiên cũng có những điểm riêng của 3 nền kinh tế này.Hàn Quốc tăng trưởng đột phá với chính sách kinh tế linh hoạt, với chu kỳ 5 năm lại có một sự đột phá. Malaysia thì tăng trưởng ổn định, chu kỳ thường 10 năm, chênh lệch tăng trưởng giữa các năm chỉ 2%.  Trung Quốc có sự tăng trưởng nóng kéo dài hơn 30 năm, nhưng khoảng cách tăng trưởng lại rất lớn, năm thấp nhất 8%, năm cao nhất 14%, chênh lệch đến 6%. Trung Quốc thành công từ tiếp thu khoa học công nghệ từ khu vực FDI.

Mỗi mô hình đều có ưu, nhược điểm. Nếu tăng trưởng đột phá như Hàn Quốc thì chúng ta sẽ phù hợp với bối cảnh hiện nay là công nghệ 4.0. Tuy nhiên, điểm trừ là Việt Nam cần có một khoảng thời gian để huy động nguồn lực, tiếp cận các cơ hội nghiên cứu, sáng tạo; có thể gặp rủi ro nếu chọn sai hướng đầu tư vào công nghệ.

Với tăng trưởng nóng như Trung Quốc, ưu điểm là tạo động lực và khát vọng cho cả quốc gia, việc tăng trưởng nóng lại đem đến một số hệ lụy cho môi trường. Còn tăng trưởng đồng đều như Malaysia, một nền kinh tế luôn gắn với sự bền vững nhưng tốc độ tăng trưởng sẽ bị chậm lại do nguồn lực bị phân tán vào nhiều lĩnh vực.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] 3 trụ cột để Việt Nam tiến đến thịnh vượng tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713283036 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713283036 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10