[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Chuyển dịch lao động theo bằng cấp ở Việt Nam: Bài 3 - Cơ hội nhiều, thách thức lớn!

Diendandoanhnghiep.vn Với sự gia nhập AEC, dịch chuyển lao động tự do trong khối ASEAN sẽ ngày càng phát triển, lao động ở các nước khác có quyền vào Việt Nam làm việc và ngược lại.

Hạn chế trong chuyển dịch lao động theo bằng cấp

Trước hết cần phải xét từ phía cung - đào tạo lao động. Khả năng đầu tư cho phát triển nhân lực của phần lớn các gia đình còn hạn chế, chưa đáp ứng điều kiện tối thiểu để bảo đảm chất lượng các hoạt động giáo dục, y tế, văn hoá, thể dục thể thao.

Số lượng các cơ sở dạy nghề, các trường đại học cao nhưng chất lượng các trường, các cơ sở đào tạo còn hạn chế; đào tạo chạy theo mong muốn của người lao động, theo thị hiếu và theo ý thích chủ quan của nhiều bậc phụ huynh; việc mở ngành, xác định chỉ tiêu tuyển sinh của các cơ sở đào tạo chủ yếu dựa trên năng lực của cơ sở đào tạo, chưa bám sát nhu cầu thị trường lao động.

Bên cạnh đó, chất lượng đào tạo hiện nay còn nhiều bất cập. Chương trình đào tạo còn nặng lý thuyết, thiếu các kỹ năng thực hành, chất lượng lao động đã được đào tạo chưa đáp ứng được với nhu cầu sử dụng hoặc chưa phù họp với công nghệ sản xuất của các doanh nghiệp.

Công tác phân luồng định hướng nghề nghiệp cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa tốt; công tác đào tạo, giáo dục nghề nghiệp chưa thực sự thu hút được sự tham gia từ các đơn vị sử dụng lao động; đội ngũ giáo viên, giảng viên còn thiếu về số lượng, yếu về chuyên môn nghiệp vụ, còn có sự chênh lệch lớn về trình độ phát triển giữa các địa phương, vùng, miền; hệ thống phương pháp, công cụ kiểm tra, giám sát, kiểm định và đánh giá kết quả giáo dục và đào tạo còn lạc hậu, kém hiệu quả; mục tiêu giáo dục toàn diện chưa được hiểu và thực hiện đúng.

Đặc biệt, hợp tác và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực chưa đáp ứng yêu cầu của quá trình hội nhập ngày càng sâu rộng về kinh tế, xã hội, văn hoá nước ta với thế giới.

Xét từ phía cầu, có thể tháy nhiều doanh nghiệp thiếu thông tin về thị trường lao động, về các cơ sở đào tạo nghề, do đó khó tiếp cận với nguồn nhân lực chất lượng cao đã có trên thị trường.

Bên cạnh đó, một số lượng lớn doanh nghiệp lại không có ý định tham gia vào quá trình liên kết đào tạo nhân lực. Nhiều trường hợp bản thân doanh nghiệp cũng chưa xác định được nhu cầu thực sự hoặc chưa có phương án cụ thể trong tương lai đối với việc thu hút lao động có chuyên môn kỹ thuật. Chính sách thu hút lao động chất lượng cao ở nhiều địa phương, doanh nghiệp chưa thực sự hấp dẫn người lao động.

Từ phía quản lý nhà nước, có thể thấy, quản lý nhà nước về phát triên nhân lực, nhất là quy hoạch, kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của các ngành vẫn còn yếu kém, thiếu đồng bộ, bất cập so với yêu cầu.

Chủ trương phát triển nguồn nhân lực chưa được thể chế hoá bằng các văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách và các kế hoạch phát triển một cách kịp thời và đồng bộ; việc triển khai thực hiện các chủ trương, chính sách chưa kịp thời, chưa nghiêm túc.

Nhiều mục tiêu phát triển nguồn nhân lực chưa tính toán đầy đủ các điêu kiện thực hiện. Sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước, các tổ chức xã hội trong việc tố chức thực hiện các nhiệm vụ phát triển nguồn nhân lực chưa chặt chẽ.

Thiếu sự định hướng và tương tác giữa doanh nghiệp, nhà trường, sinh viên; thiếu hệ thống thông tin cung - cầu nguồn nhân lực.

Công tác dự báo nhu cầu nguồn nhân lực theo ngành nghề, lĩnh vực, vùng, miền còn thiếu và yếu; chưa có các dự báo nhu cầu nguồn nhân lực có chất lượng khiến cho các trường gặp khó khăn trong việc xây dựng định hướng phát triển của họ, dẫn đến việc đào tạo không đáp ứng nhu cầu xã hội.

Cơ hội và thách thức trong phát triển thị trường lao động ở Việt Nam đến năm 2025

* Cơ hội và thách thức từ nội tại thị trường lao động

Việt Nam có nguồn cung lao động dồi dào và khả năng thích nghi cao. Lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm đến 75%, trong đó lao động trẻ từ 15 - 34 tuối chiếm 34%.

Lao động Việt Nam được đánh giá là tiếp thu nhanh những tiến bộ trong khoa học kỹ thuật trong sản xuất và kỹ năng quản lý. Cơ cấu lao động đang chuyển dịch theo hướng tích cực.

Hiện số lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm khoảng 40% lao động xã hội, cơ bản đạt mục tiêu giảm lao động nông nghiệp dưới 40% trong giai đoạn 2015 - 2020.

Tỉ lệ người trong độ tuổi lao động tham gia lực lượng lao động vẫn duy trì ở mức cao. Tỉ lệ thất nghiệp của Việt Nam cũng ở mức thấp so với khu vực, chỉ xấp xỉ 2%.

Chất lượng việc làm, thu nhập của người lao động đều đặn được tăng lên, mức độ phân biệt giữa việc trả công cho lao động nam và nữ cũng được thu hẹp, số lao động làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cũng tiếp tục tăng.

Tuy nhiên, thị trường lao động vẫn còn nhiều hạn chế trong quá trình phát triển. Đó là lao động chủ yếu vẫn còn làm việc trong khu vực nông nghiệp, phi kết cấu, năng suất thấp, nhiều rủi ro.

Thị trường lao động Việt Nam vẫn ở tình trạng dư thừa lao động trong nông nghiệp, nông thôn với chất lượng cung lao động thấp, lao động không có trình độ chuyên môn chiếm tỉ lệ lớn. Mặc dù tỉ lệ thất nghiệp khá thấp nhưng tỉ lệ thiếu việc làm vẫn còn khá nghiêm trọng và số việc làm không bền vững chiếm tỉ trọng khá lớn.

Hệ thống luật pháp về thị trường lao động còn chưa đầy đủ, cơ sở hạ tầng của thị trường lao động chưa phát triển đồng bộ dẫn đến khả năng kết nối cung - cầu lao động kém; có sự mất cân bằng nghiêm trọng giữa cung và cầu lao động.

Mặc dù thiếu việc làm chiếm tỉ lệ lớn, nhưng một số ngành, nghề, địa phương không tuyển được lao động; thiếu chính sách phù hợp để quản lý di chuyến lao động trong nước và quốc tế; chưa thiết lập hệ thống quan hệ lao động hiện đại dựa vào cơ chế đối ngoại, thương lượng có hiệu quả giữa các đối tác xã hội.

Đặc biệt, hệ thống giáo dục, hướng nghiệp và đào tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động, đặc biệt là đối với lao động yêu cầu kỹ năng cao; một bộ phận lớn người lao động chưa được bảo vệ trong thị trường; thị trường lao động bị phân mảng, có sự phân cách lớn giữa thành thị - nông thôn, vùng động lực phát triển kinh tế - vùng kém phát triển, lao động không có kỹ năng - có kỹ năng.

* Cơ hội và thách thức từ hội nhập kinh tế, mở cửa thị trường lao động

Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu hơn với kinh tế toàn cầu, đặc biệt là sự gia nhập AEC, dịch chuyển lao động tự do trong khối ASEAN sẽ ngày càng phát triển, lao động ở các nước khác có quyền vào Việt Nam làm việc và ngược lại.

Đây cũng được xem là xu hướng lao động trong những năm tới. Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế, khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên 14,5% vào năm 2025. AEC là một trong ba trụ cột của Cộng đồng ASEAN (cộng đồng chính trị - an ninh, cộng đồng kinh tế và cộng đồng văn hoá - xã hội).

Cơ chế hợp tác này có hiệu lực từ ngày 31/12/2015 với quy mô dân số trên 600 triệu người và GDP đạt khoảng 2.500 tỉ USD. Với việc thành lập AEC, dòng hàng hoá, dịch vụ, đầu tư, vốn di chuyển tự do đồng thời với cả việc di chuyển tự do lao động có kỹ năng giữa 10 quốc gia thành viên ASEAN.

Như vậy, gắn với việc di chuyển hàng hoá, dịch vụ, ASEAN sẽ có một mạng lưới sản xuất thống nhất, thị trường lao động có tính kết nối cao và vận hành thông suốt.

Trong năm 2015, đã có 8 ngành nghề lao động trong các nước ASEAN được tự do di chuyển thông qua các thoả thuận công nhận tay nghề tương đương, gồm kế toán, kiến trúc sư, nha sĩ, bác sĩ, kỹ sư, y tá, vận chuyên và nhân viên ngành du lịch.

Theo dự báo của Tổ chức Lao động quốc tế, khi tham gia AEC, số việc làm của Việt Nam sẽ tăng lên, thị trường lao động dồi dào, nhu cầu lao động có tay nghề ngày càng gia tăng là cơ hội rất lớn cho Việt Nam trong bối cảnh tự do luân chuyền thị trường lao động.

Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn thấp hơn so với các nước trong khu vực. Thâm dụng nhân công giá rẻ với năng suất lao động thấp, tiêu biểu trong các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, chế biến thực phấm... sẽ dẫn đến tình trạng nguồn lao động luôn biến động, chất lượng không cao, không có thời gian để nâng cao trình độ, tay nghề.

Đối với các nghề như cơ khí, điện tử, máy công nghiệp..., thời gian đào tạo lâu hơn và lao động ổn định hơn do có thu nhập cao hơn, tuy nhiên các doanh nghiệp thường phải đào tạo lại khi tuyến dụng bởi các cơ sở đào tạo thiếu hệ thống máy móc, công nghệ đồng bộ để trang bị kỹ năng thực tế cho học viên.

Năng suất thấp, thiếu lao động tay nghề, trình độ ngoại ngữ và các kỹ năng mềm khác đang khiến các lao động của Việt Nam yếu thế trong cuộc cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động khi hội nhập.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá ngày nay, Việt Nam sẽ tiếp tục có các cơ hội và gặp nhiều thách thức đối với sự phát triển thị trường lao động.

Quá trình phân công sản xuất trong chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu sẽ kéo theo sự tái phân bố lao động và sự phụ thuộc lẫn nhau của thị trường lao động các quốc gia.

Các công ty xuyên quốc gia không chỉ là tác nhân giúp các nước và lãnh thố kinh tế tham gia sâu hơn vào mạng sản xuất toàn cầu, mà còn có vai trò là người sử dụng lao động đa quốc gia, sẽ đặt ra những tiêu chuẩn lao động mới, thách thức các khuôn khổ tiêu chuẩn và luật pháp lao động quốc gia.

Cạnh tranh quốc tế trong phân công lao động sẽ thúc đẩy cạnh tranh và phân công lao động trong nước, năng lực cạnh tranh quốc gia sẽ phụ thuộc vào mức độ thành công của tái cơ cấu kinh tế của Việt Nam (chuyển từ chiến lược dựa vào các ngành sử dụng nhiều vốn, khai thác tài nguyên thô, lao động giá rẻ sang các ngành sản xuất công nghệ cao cho năng suất cao).

* Cơ hội và thách thức từ cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN4.0)

Cũng giống với các cuộc cách mạng trước đó, cuộc CMCN 4.0 có thế dẫn tới sự thay đổi mạnh mẽ về cơ cấu nguồn nhân lực cũng như có thể tạo ra nhiều việc làm mới. CMCN 4.0 có thể tạo ra sự đối mới mạnh mẽ trong cách thức sản xuất.

CMCN 4.0 sẽ chứng kiến sự du nhập của các công nghệ tiên tiến, giúp tăng hiệu suất sản xuất. Doanh nghiệp có khả năng cập nhật phần mềm mới trên máy móc thiết bị nhằm nâng cao năng suất sản xuất. Hoặc với sự tham gia của robot, các nhà máy có khả năng kéo dài thời gian hoạt động mà không cần sự can thiệp của con người.

Cách thức sản xuất thay đổi, việc sử dụng nguồn nhân lực trong sản xuất cũng có sự thay đổi. Khi đối mặt với sự đổi mới công nghệ, thị trường lao động truyền thống có nguy cơ bị phá vỡ. CMCN 4.0 sẽ là nền tảng để kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa vào tài nguyên, lao động chi phí thấp sang kinh tế tri thức.

CMCN 4.0 tác động đến thị trường lao động trên 3 khía cạnh: Thất nghiệp, cơ cấu và chất lượng lao động. Để thích ứng trong CMCN 4.0, nhu cầu về lao động có sự thay đổi rõ rệt, lao động tri thức, lao động chất lượng cao sẽ thay thế cho lao động phổ thông, giá rẻ và năng suất thấp.

Đối với Việt Nam, một quốc gia có xuất phát điểm, nền tảng, trình độ (công nghệ, nguồn nhân lực...) hạn chế thì thị trường lao động sẽ gặp nhiều thách thức, như nguồn lao động dồi dào, giá rẻ sẽ không còn là yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh và thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam.

Sự gia tăng sức ép về vấn đề giải quyết việc làm và sẽ phải đối mặt với sự gia tăng tỉ lệ thất nghiệp hoặc thiếu việc làm; nguy cơ dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp là rất lớn, 43 triệu lao động Việt Nam (lao động chưa qua đào tạo) đứng trước nguy cơ không có cơ hội tham gia làm những công việc có mức thu nhập cao, thiếu đội ngũ nguồn nhân lực chất lượng cao nhất là một số ngành/lĩnh vực chủ lực của thời kỳ kỷ nguyên số, như bưu chính, viễn thông và công nghệ thông tin...

Tỉ lệ thất nghiệp có thể gia tăng đặc biệt đối với nhóm lao động phổ thông và đối với lao động trong những ngành nghề có tính sản xuất đồng loạt như dệt may gia công, hay những ngành nghề có thể được tự động hoá, điêu khiển được hành vi như sản xuất - chế tạo, lắp ráp điện tử... Ngay cả các lao động có kỹ năng bậc trung vẫn có nguy cơ bị ảnh hưởng nếu như chậm trang bị kiến thức mới.

Trong CMCN 4.0, các ngành công nghiệp sáng tạo tăng trưởng mạnh và chiếm tỉ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế so với các ngành sản xuất và dịch vụ truyền thống. Điều này sẽ khiến cơ cấu lao động theo ngành phải thay đổi cho phù họp nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực mới.

Đây cũng là cơ hội tạo ra những việc làm mới. Với việc áp dụng các thành tựu của CMCN 4.0, nhiều lĩnh vực công nghiệp được tự động hoá thay thế con người, theo đó các yêu cầu về kỹ năng của người lao động sẽ ngày càng cao.

Người lao động cần phải không ngừng nâng cao năng lực, kỹ năng để thích ứng nhanh với sự thay đối của sản xuất nếu như không muốn bị loại khỏi thị trường lao động, từ đó sẽ nâng cao chất lượng lao động nói chung.

CMCN 4.0 có thể sẽ đòi hỏi sự phân bố lại toàn bộ lao động trong quá trình sản xuất. Cung - cầu lao động, cơ cấu lao động và bản chất việc làm có thể sẽ có sự thay đổi lớn.

Các ngành nghề gắn với quá trình tự động hoá sẽ bị ảnh hưởng, đặc biệt là những lĩnh vực như dệt may, da giày, điện tử hiện đang sử dụng nhiều lao động sẽ là các lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất. CMCN 4.0 sẽ đẩy mạnh quá trình dịch chuyển từ sản xuất thâm dụng lao động sang thâm dụng tri thức và thâm dụng công nghệ.

Thời kỳ kỷ nguyên số sẽ tác động làm biến đổi thị trường lao động, cụ thế sẽ có nhiều ngành nghề, công việc truyền thống, thủ công sẽ mất đi, đồng nghĩa với việc người lao động ở các quốc gia sẽ mất đi nhiều việc làm, cơ hội việc làm nhưng nó cũng mở ra cơ hội xuất hiện nhiều ngành nghề, công việc mới đòi hỏi ít nhân công và chất lượng lao động ở trình độ ngày càng cao hơn.

Theo dự báo của Liên hợp quốc, sẽ có 75% lao động trên thế giới có thể bị mất việc làm trong vài thập niên tới. Theo ILO, khoảng 56% lao động tại 5 quốc gia Đông Nam Á sẽ đứng trước nguy cơ mất việc vì robot. Việt Nam cũng sẽ chịu tác động không nhỏ từ CMCN 4.0.

Tuy vậy, một số ngành nghề có thế biến mất thì một số ngành nghề mới mà máy móc không thế thay thế con người có thể được tạo thêm.

Theo dự báo, tới năm 2025, có tới 80% công việc sẽ là những công việc mới mà chưa từng có trong thời điểm hiện nay, do đó có thể gây sức ép vô cùng lớn đến việc đào tạo nguồn nhân lực, giáo dục nghề nghiệp phù hợp với nhu cầu thị trường.

Cho đến hiện nay, giáo dục và đào tạo vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của các nhà tuyển dụng, chưa kể đến trong CMCN 4.0 lần này, nhu cầu về nguồn nhân lực có kỹ năng mới và trình độ giáo dục còn đòi hỏi cao hơn đặt ra thách thức ngày càng lớn cho thị trường lao động.

>>> Mời độc giả đón đọc Bài 4 - Nhìn từ kinh nghiệm quốc tế

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Chuyển dịch lao động theo bằng cấp ở Việt Nam: Bài 3 - Cơ hội nhiều, thách thức lớn! tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714074096 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714074096 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10