[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] “Đoàn tàu 1 khách” và dự án mấy chục tỷ USD

Diendandoanhnghiep.vn Nhìn "đoàn tàu chở 1 khách" và liên tưởng đến cung đường sắt cao tốc Bắc - Nam mấy chục tỷ USD - bất giác rùng mình!...

Rất nhiều lần tôi tiếp những người lạ mặt ghé vào nhà, họ là những chuyên viên khảo sát thị trường của các tập đoàn sản xuất hàng tiêu dùng có tầm cỡ, họ giới thiệu sản phẩm và sau đó là một phiếu khảo sát tối giản rất lịch sự.

Trong đó là những thông tin liên quan đến thái độ, thị hiếu của khách hàng đối với sản phẩm, sau khi điền xong, nhân viên biếu luôn một sản phẩm thay lời cảm ơn.

Thông tin sau đó được chuyển đến bộ phân chuyên gia tích thị trường để rút ra điểm chung nhất của khách hàng từng vùng miền, quốc gia dựa vào đó để sản xuất ra sản phẩm phù hợp nhất.

Đó chính là cách mà “kinh tế tư nhân” điều tra xã hội học về sản phẩm có thể ra mắt, cũng là cách tốt nhất để họ tồn tại, vì nếu chỉ một vài lô hàng ế ẩm họ sẽ phá sản.

Một cách làm không cần nhiều kỹ năng, được thực hiện bởi những con người thông thường nhưng tạo ra sức mạnh khủng khiếp cho các đế chế sản xuất hàng tiêu dùng thống trị thế giới.

Điều đó hoàn toàn khác với một số doanh nghiệp nhà nước - quy hoạch xây dựng dường như là công việc tuân theo ý chí chủ quan của một nhóm nhỏ, không điều tra nhu cầu, thị hiếu, sở thích của khách hàng/nhân dân. Trong khi chính khách hàng/nhân dân mới là thế lực giúp dự án, công trình phát huy tác dụng.

Trong rất nhiều dự án, để thuyết phục, người ta quen miệng “đao to búa lớn” kiểu “kích thích phát triển vùng miền, thay đổi bộ mặt ngành giao thông...” rồi dẫn ra những con số mà đằng sau rất nhiều con số 0. Nhưng tuyệt nhiên chưa thấy ai nói đến “dân có muốn hay không”.

Tại sao không có một cuộc điều tra xã hội học đến hàng chục triệu công dân trong cả nước, giống như hộp kem PS hay gói dầu gội đầu Clear? Đó là cách suy nghĩ rất nhỏ đối với việc lớn.

Thâm thủng triền miên nhưng không chết, đó là nghịch lý lâu nay trong nền kinh tế nước ta, đơn giản thôi, vì đã cắm rễ vào ngân sách.

Xây xong bỏ hoang, cái làm quá to dùng không xuể, nơi làm quá nhỏ không đủ xài, nơi cần không có, nơi có không cần… đó là thực trạng nhức nhối xảy ra trong rất nhiều lĩnh vực ở Việt Nam.

Phàm là kinh tế buộc phải giải quyết vấn đề

Phàm là kinh tế buộc phải giải quyết vấn đề "cung - cầu" sao cho hợp lý (Hình minh họa)

Theo quy luật “cung - cầu”, thông qua sự điều chỉnh của thị trường, một mức giá cân bằng (còn gọi là mức giá thị trường) và một lượng giao dịch hàng cân bằng (lượng cung cấp bằng lượng nhu cầu) sẽ được xác định.

Hay nói dễ hiểu hơn, căn cứ vào nhu cầu của thị trường để đo đếm khối lượng hàng hóa cần cung cấp, từ đó xác định mức giá sao cho phù hợp. Nếu cung vượt cầu, giá cả sẽ giảm xuống, nếu cầu vượt cung giá sẽ tăng lên.

Với vận tải đường sắt, chủ trương xây dựng tuyến cao tốc Bắc - Nam tiêu tốn từ 32 tới 56 tỷ USD, tùy theo tốc độ 200 hay 350km/h gây tranh cãi. Nếu được, chúng ta cần có một tuyến đường sắt như vậy.

Nhưng lập tức đối diện với bài toán “cung - cầu”. Ở đây có mấy câu hỏi: Khối lượng khách hàng là bao nhiêu? Giá vé được tính trên cơ sở nào? Khả năng thu hồi vốn trong bao lâu?...

Sở dĩ phải tính như vậy vì đây là dự án được ví như “canh bạc”, thành công thì không nói, nhưng thất bại sẽ kéo theo nhiều hệ quả khủng khiếp, lấy tiền đâu trả nợ? làm thế nào để khai thác tối đa tuyến đường?

Nói dự án được ví như "canh bạc" là bởi, mấy hôm nay truyền thông xôn xao bức ảnh chụp đoàn tàu chạy tuyến Yên Viên - Hạ Long từng xuất phát với… một hành khách duy nhất. Lãnh đạo đường sắt Hà Nội nói rằng: “Duy trì đoàn tàu Yên Viên - Hạ Long mang tính trách nhiệm nhiều hơn lỗ lãi”.

Tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long ngốn mấy ngàn tỷ đồng nhưng có lúc chỉ phục vụ 1 hành khách!?

Tuyến đường sắt Yên Viên - Hạ Long ngốn mấy ngàn tỷ đồng nhưng có lúc chỉ phục vụ 1 hành khách!? (Hình minh họa)

Cần biết rằng, đây là tuyến đường sắt trị giá 4.300 tỷ đồng do ngân sách đài thọ từ nguồn trái phiếu Chính phủ, nó không phải là sản phẩm dịch vụ của một doanh nghiệp xã hội.

“Đoàn tàu 1 khách” có lẽ là trường hợp vô tiền khoáng hậu chưa từng có, cho thấy nhiều thứ, trong đó quan trọng nhất là tính toán tiền khả thi khi bắt tay thực hiện dự án, có điều tra xã hội học, có khảo sát nhu cầu khách hàng?

Sau rất nhiều dự án hao tiền tốn của nhưng không thành công, có vài điểm chung được rút ra là năng lực quản trị yếu kém, thiếu thực tế, tất cả có chung một nguyên nhân “đo đếm thực tiễn từ phòng lạnh”.     

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] “Đoàn tàu 1 khách” và dự án mấy chục tỷ USD tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711708002 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711708002 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10