VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Trăn trở của Thủ tướng và nỗ lực của doanh nhân

Diendandoanhnghiep.vn LTS: Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có lời nhắn nhủ gửi tới cộng đồng doanh nghiệp. Hơn lúc nào hết đây là thời gian các doanh nghiệp cần yêu Tổ quốc, đoàn kết, năng động, sáng tạo và có niềm tin.

“Chúng ta không than nghèo kể khổ mà phải tập trung chống virus trì trệ, nỗ lực vượt thách thức, đón cơ hội phục hồi nền kinh tế”, Thủ tướng khẳng định.

Rất nhiều doanh nhân đã nhắc đến câu hỏi mà Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đặt ra ngay trong lời đầu tiên của Hội nghị Thủ tướng Chính với doanh nghiệp năm 2020: “Tầm nhìn Việt Nam sẽ trở thành quốc gia thịnh vượng vào năm 2045 vẫn đang được xác định rõ. Dịch bệnh không làm thay đổi mục tiêu và tầm nhìn này. Doanh nghiệp có tầm nhìn thế nào, sẽ ở đâu vào năm 2045?”.

Theo Thủ tướng hơn lúc nào hết đây là thời gian các doanh nghiệp cần yêu Tổ quốc, đoàn kết, không nản chí, năng động, sáng tạo và có niềm tin.

Theo Thủ tướng hơn lúc nào hết đây là thời gian các doanh nghiệp cần yêu Tổ quốc, đoàn kết, không nản chí, năng động, sáng tạo và có niềm tin.

Đây không phải là lần đầu tiên người đứng đầu Chính phủ nhắc tới câu hỏi này. Trăn trở về việc Việt Nam vẫn chưa có doanh nghiệp lọt vào Top 500 doanh nghiệp lớn nhất thế giới cũng không phải lần đầu tiên được đặt ra.

“Thời gian vàng” để kinh tế bứt tốc

Chúng ta đang trong "thời gian vàng" khi đã kiểm soát dịch bệnh thành công và cũng đang trong thời gian vàng để hỗ trợ doanh nghiệp trụ vững, vượt khỏi khó khăn.

Nền kinh tế Việt Nam ghi nhận mức tăng trưởng 3,82% trong quý I/2020, mặc dù là mức thấp trong nhiều năm qua nhưng là mức cao so với nhiều nước, thậm chí là mức tăng trưởng cao nhất trong các nước ASEAN ở quý I/2020.

Nhưng nói như ông Vũ Tiến Lộc- Chủ tịch VCCI: Tiếp sức bằng nguồn lực, tiếp sức bằng thể chế. Tiếp sức bằng nguồn lực là hữu hạn, tiếp sức bằng thể chế, bằng niềm tin là vô hạn. Cộng đồng doanh nghiệp mong rằng cải cách thể chế sẽ được đầy mạnh trong những tháng tới đây để yểm trợ và làm bệ đỡ cho doanh nghiệp vượt qua đại dịch và chuẩn bị tâm thế cho giai đoạn phục hồi và phát triển sau này.

Thế giới sẽ khác đi, các chuỗi cung ứng toàn cầu sẽ được định hình lại. Chiến tranh, dịch bệnh, công nghệ... sẽ biến đổi thế giới này. Chuẩn bị tâm thế và nền tảng cho việc vượt qua thách thức và tận dụng cơ hội phục hồi kinh tế sau khủng hoảng là việc cần làm ngay trong những tháng sắp tới đây.

COVID-19 như một cơn địa chấn làm rung chuyển và thậm chí có thể “phá vỡ” trật tự thế giới. Sự tê liệt của nhiều nền kinh tế - đặc biệt hai nền kinh tế lớn là Mỹ và Trung Quốc lần đầu sau nhiều năm tăng trưởng mạnh mẽ đã kéo nhiều khu vực trên thế giới “rơi” vào bức tranh kinh tế ảm đạm, u tối với dấu hiệu tăng trưởng âm hoặc rất thấp. Trong bối cảnh đó, việc sớm “chặn” được cơn bão COVID-19 đã tạo cho Việt Nam động lực và sự chủ động khẩn trương bắt tay vào “tái thiết” nền kinh tế.

Dư luận những ngày qua đang “rộ” lên đồn đoán về khả năng việc Tập đoàn công nghệ lớn thế giới Apple tuyển dụng nhân sự tại Việt Nam với nhiều vị trí công việc nhất từ trước tới nay để mở nhà máy sản xuất iPhone.

Trên thực tế, thông tin này cùng dấu hiệu một số quỹ đầu tư lớn đánh tiếng sẽ dịch chuyển dòng vốn từ Trung Quốc sang Việt Nam làm “dấy” lên hy vọng chúng ta có thể sẽ đón những “luồng gió” mới từ các dòng vốn, doanh nghiệp ngoại, để làm hồi sinh hàng ngàn doanh nghiệp Việt đang rất khó khăn. Đây cũng là sự trông chờ của cộng đồng doanh nghiệp, của Chính phủ và các bộ ngành. Chia sẻ, lãnh đạo một doanh nghiệp nhỏ và vừa không giấu hy vọng: Biết đâu trong “dây chuyền” gia công của Apple tại Việt Nam, doanh nghiệp của ông sẽ nhận được một đơn hàng dù chỉ là rất nhỏ.

Nhuệ khí của doanh nhân

Trở lại Hội nghị Thủ tướng gặp gỡ doanh nghiệp cuối tuần qua tại Hà Nội, Thủ tướng đã nhắc tới những thương hiệu Việt Nam có nhiều dấu ấn lớn trong nền kinh tế giai đoạn qua, gồm cả doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn, như Viettel, Vinamilk, Vingroup, Thaco... khi đặt mơ ước và những đế chế kinh doanh khổng lồ mang tên Việt Nam.

Tham dự Hội nghị, ở đầu cầu Quảng Nam, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Tập đoàn Thaco rất chia sẻ tâm tư này. “Doanh nghiệp có lúc khó khăn, có lúc thua lỗ là tất yếu, nhưng phải xác định các giải pháp hỗ trợ là để doanh nghiệp đứng vững trên đôi chân của mình, chứ không phải là để có tâm lý trông chờ. Doanh nghiệp sẽ không thể đánh mất nhuệ khí, nhiệt huyết kinh doanh”, ông Dương nói.

Tuy nhiên, ông Dương cũng như nhiều doanh nhân khác đang muốn nói về các kế hoạch đầu tư mới. “Chúng tôi muốn nói đến việc đón đầu sự dịch chuyển chuỗi sản xuất toàn cầu tại miền Trung thông qua việc nâng cao năng lực và giảm giá thành logistics quốc tế tại Chu Lai, Quảng Nam”.

Ông Tổng giám đốc Vietravel Nguyễn Quốc Kỳ cũng đề xuất với Chính phủ, các địa phương về việc thiết lập các tam giác thúc đẩy du lịch, như Hà Nội - Ninh Bình - Quảng Ninh; Huế - Đà Nẵng - Quảng Nam; Nha Trang - Đắk Lắk - Phú Yên... Cả Chính phủ và các địa phương cùng vào cuộc để ngành du lịch trở lại. Chúng tôi cũng đề nghị cần có tổ công tác liên ngành giải quyết các vấn đề của ngành du lịch trong thời điểm này.

Trong khi ông Lê Tiến Trường, Tổng giám đốc Vinatex cho rằng, đã có khủng hoảng chắc chắn sẽ có tổn thương, vấn đề là doanh nghiệp cần xác định mục tiêu ưu tiên cần bảo vệ của mình là cái gì để trong giai đoạn này dứt khoát phải bảo vệ. Theo đó, ngành dệt may xác định 2 tài sản lớn nhất phải bảo vệ bằng mọi giá là lao động và vị trí của ngành dệt may Việt Nam trong chuỗi cung ứng toàn cầu.

Đặc biệt, phát biểu khai mạc Hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cũng đã nhắc tới mục tiêu giữ mức tăng trưởng trên 5% và yêu cầu doanh nghiệp phải đóng góp vào sự phục hồi của nền kinh tế, để đạt được mô hình chữ V, chứ không phải là chữ U và càng không thể là chữ W.

Ông Lộc đã không giấu được sự hào hứng: “Thông điệp mà Chính phủ gửi tới cộng đồng kinh doanh rất rõ ràng. Để nền kinh tế phục hồi theo hình chữ V, có nghĩa là Chính phủ sẽ rất nhanh chóng cải thiện môi trường kinh doanh, tháo gỡ ngay các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp, không để doanh nghiệp phải đối mặt với “vi-rút trì trệ” vào lúc này. Các bộ, ngành, địa phương cũng đã cam kết điều tương tự. Nghĩa là dòng chảy thị trường được khơi thông, dòng chảy của thủ tục, các dự án, các kế hoạch kinh doanh của doanh nghiệp sẽ được khơi thông ngay lập tức”.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG: Trăn trở của Thủ tướng và nỗ lực của doanh nhân tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713531961 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713531961 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10