Việt Nam là xưởng chính của Apple?

Lê Mỹ 18/08/2019 05:09

Khi thương chiến Mỹ Trung đang đến hồi vô cùng căng thẳng, nhiều nhà sản xuất đặc biệt lĩnh vực điện tử đã bắt đầu cân nhắc tính toán để giảm bớt tác động của thuế quan bổ sung từ Hoa Kỳ.

Foxconn được dẫn như một ví dụ điển hình đang hướng đến xem xét chuyển một phần dây chuyền sản xuất của mình cho Apple sang Việt Nam và Ấn Độ. Foxconn -Đài Loan là công ty sản xuất điện thoại thông minh cho Apple và các thương hiệu khác. Công ty cũng là đơn vị sản xuất thiết bị điện tử theo hợp đồng lớn thế giới và mỗi năm, sản xuất một số lượng lớn iPhone của Apple theo hợp đồng để bán sang thị trường Hoa Kỳ.

Việc xem xét Việt Nam có nhiều khả năng sẽ trở thành cơ sở sản xuất chính cho các sản phẩm của Apple trong tương lai, được cho là bởi nhiều bộ phận có thể được vận chuyển trực tiếp bằng tàu hỏa từ Trung Quốc, qua đó giúp doanh nghiệp tiết kiệm chi phí vận chuyển hàng không. Nếu lựa chọn xem xét này trở thành quyết định, thì Việt Nam sẽ là địa chỉ sản xuất Apple chính – một kiểu công xưởng chính của Apple.

Có thể bạn quan tâm

  • Ai thượng phong trong thương chiến Mỹ - Trung?

    11:00, 16/08/2019

  • Thương chiến tiền tệ Mỹ - Trung: "Sức ép" đè nặng lên doanh nghiệp xuất khẩu Việt

    05:35, 15/08/2019

  • Giáo dục: Nạn nhân mới của cuộc chiến Mỹ - Trung? [Bài 1]

    01:34, 12/08/2019

  • Thương chiến Mỹ - Trung có thể đẩy lùi xuất khẩu Việt Nam

    16:41, 08/08/2019

  • Kinh tế Việt Nam 1 năm sau ngày “Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung”

    09:35, 06/08/2019

  • Con đường nào vượt qua tâm "bão" thương mại Mỹ - Trung?

    05:45, 04/08/2019

  • "Bom thuế" 300 tỷ USD: Mỹ - Trung lên đỉnh căng thẳng!

    11:40, 02/08/2019

  • Mỹ - Trung "nối dài" đàm phán thương mại

    07:05, 01/08/2019

  • Tái đàm phán Mỹ - Trung: Giới chuyên gia nói gì?

    07:05, 31/07/2019

Trên thực tế, trở thành công xưởng chính của Apple hay bất kỳ thương hiệu lớn quốc tế nào như Samsung, Honda… đều là một thắng lợi lớn của Việt Nam lúc này. Những đóng góp về kim ngạch xuất khẩu trong tổng kim ngạch thương mại quốc gia đã và đang đóng góp tới 70% GDP. Có nghĩa là cơ hội tăng GDP của Việt Nam, mang đến công ăn việc làm cho người lao động từ sự dịch chuyển này là rất lớn.

Việt Nam trong hơn 30 năm thu hút FDI đã không ngừng nâng cao sức hấp dẫn. Từ chỗ là một công xưởng gia công hàng hóa ít giá trị gia tăng, từ làn sóng đầu tư thứ 3, Việt Nam đã mạnh dạn đặt mục tiêu chuyển dịch thành công xưởng công nghiệp lớn của thế giới. Samsung ngày càng mở rộng quy mô tại Việt Nam và tiến tới, có thể là Apple, là sự khẳng định Việt Nam đang ngày càng đến gần đích của giấc mơ công xưởng mới.

Nhưng sau đó nữa, thì sao? Một câu hỏi đặt ra sau hàng chục năm Samsung đóng góp và chi phối tỷ trọng lớn trong kim ngạch hàng điện tử xuất đi của Việt Nam, Việt Nam ngoài giá trị nhận được từ làm thuê-gia công, có thêm bao nhiêu giá trị khác? Và sự lệ thuộc này, kiểu như “Samsung hắt hơi-Việt Nam sổ mũi” -liệu có “đính kèm” một kịch bản chủ động trong mọi tình huống khi kinh tế toàn cầu luôn là những cuộc dịch chuyển khó lường – bất cứ lúc nào cũng có thể xảy ra?

Xa hơn, đến bao giờ chúng ta mới dám mơ một giấc mơ lớn hơn, từ chỗ là công xưởng gia công đến công xưởng công nghiệp – đến công xưởng và xứ sở của một vài thương hiệu lớn, có giá trị thương hiệu và bí mật thương nghiệp đẳng cấp như chính Samsung hoặc Apple?

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Việt Nam là xưởng chính của Apple?
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO