Việt Nam luôn theo sát tình hình Biển Đông

Diendandoanhnghiep.vn Bộ Ngoại giao khẳng định Việt Nam luôn theo sát tình hình Biển Đông sau khi có thông tin nhóm tàu Địa chất Hải dương 8 đi vào vùng đặc quyền kinh tế.

Bà

Bà Lê Thị Thu Hằng - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam

Trước thông tin một nhóm tàu của Trung Quốc xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Việt Nam ở Biển Đông, Bà Lê Thị Thu Hằng - Người Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam đã lên tiếng với báo giới và nhân dân cả nước.

Theo đó, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam nhấn mạnh: “Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ các quy định liên quan của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông”.

"Việt Nam đề nghị các nước tuân thủ quy định liên quan của Công ước Liên Hợp Quốc về Luật Biển 1982, luật pháp quốc tế trong các hoạt động của mình và đóng góp vào hoà bình, ổn định, hợp tác ở Biển Đông", bà Hằng nói. 

Trước đó, thông tin từ Reuters dẫn dữ liệu từ Marine Traffic, trang web theo dõi hoạt động của tàu thuyền trên thế giới, cho hay tàu khảo sát Địa chất Hải dương 8 cùng ít nhất một tàu hải cảnh của Trung Quốc tái xuất hiện ở cách bờ biển Việt Nam 158 km, trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.

Dữ liệu từ trang Marine Traffic cũng cho thấy có ít nhất ba tàu Việt Nam đang di chuyển giám sát tàu khảo sát địa chất Trung Quốc.

Tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc di chuyển vào EEZ Việt Nam đúng vào thời điểm quốc gia Đông Nam Á đang chuẩn bị hết thời hạn 15 ngày thực hiện chỉ thị của Thủ tướng về giãn cách xã hội toàn quốc ngăn chặn dịch bệnh COVID-19 lây lan.

Động thái điều tàu Hải Dương 8 của Trung Quốc vào vùng biển Việt Nam cũng đến sau sự kiện một tàu Hải cảnh của chế độ Bắc Kinh đã đâm chìm một tàu cá Việt Nam ở vùng biển Hoàng Sa mà Trung Quốc chiếm đóng trái phép.

Ngay sau vụ việc này, ngày 30/3, Phái đoàn thường trực của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc đã gửi công hàm bày tỏ lập trường trước Công hàm ngày 12/12/2019 phản hồi đệ trình ngày 12/12/2019 của Malaysia và Công hàm ngày 23/3/2020 gửi Tổng Thư ký Liên hợp quốc cũng của Phái đoàn thường trực nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa nhằm phản đối các yêu sách của Trung Quốc.

"Các yêu sách này vi phạm nghiêm trọng chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông”. - Công hàm của Việt Nam ghi rõ.

Cùng với đó, Hoa Kỳ cũng đã lên tiếng bảo vệ Việt Nam trong vụ tàu cá Việt Nam bị tàu Hải cảnh Trung Quốc đâm chìm tại Hoàng Sa. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ tuyên bố họ “quan ngại sâu sắc” về thông tin cho thấy tàu Trung Quốc đâm chìm tàu cá Việt Nam.

“Chúng tôi kêu gọi PRC [Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa] duy trì tập trung vào các nỗ lực quốc tế ứng phó với đại dịch [virus corona] toàn cầu, và chấm dứt khai thác sự mất tập trung hoặc dễ bị tổn thương của các quốc gia khác để mở rộng những tuyên bố bất hợp pháp của mình trên Biển Đông”, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết trong một tuyên bố gần đây.

Liên quan đến vấn đề này, TS Nguyễn Thành Trung - Giám đốc Trung tâm nghiên cứu quốc tế (Đại học Quốc gia TP.HCM) cho rằng: “Phản ứng của Việt Nam đối với công hàm của Trung Quốc như vậy là hợp lý và nhất quán với các tuyên bố trước đây của Việt Nam về chủ quyền cũng như quyền lợi hợp pháp của Việt Nam về khai thác tài nguyên biển ở khu vực Biển Đông".

“Là một nước có lợi ích liên quan trực tiếp đến tranh chấp ở Biển Đông, phía Việt Nam cần phải có văn bản chính thức để đáp trả các vấn đề trên. Công hàm của Phái đoàn Thường trực Việt Nam đệ trình lên Liên Hiệp Quốc là văn bản pháp lý chính thức của nước Việt Nam, được lưu lại tại Liên Hiệp Quốc. Phản ứng của Việt Nam trong trường hợp này là phù hợp” - ông Hoàng Việt (thành viên ban nghiên cứu luật biển, Liên đoàn Luật sư Việt Nam) cũng nêu quan điểm.

Trước đó, vào tháng 7/2019, nhóm tàu khảo sát của Trung Quốc, trong đó có Hải dương 8, đã liên tục vi phạm vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía Nam Biển Đông. Đây là vùng biển hoàn toàn của Việt Nam, được xác định theo đúng các quy định của Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 mà Việt Nam và Trung Quốc đều là thành viên.

Đến cuối tháng 10/2019, nhóm tàu trên mới rút đi sau khi Việt Nam nhiều lần tiếp xúc với phía Trung Quốc ở các kênh khác nhau, trao công hàm phản đối, kiên quyết yêu cầu chấm dứt ngay các hành vi vi phạm. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam luôn theo sát tình hình Biển Đông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713987098 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713987098 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10