Việt Nam - Quốc gia biển thân thiện...

Diendandoanhnghiep.vn Kinh tế biển, hay rộng hơn là kinh tế đại dương, sẽ góp phần to lớn để hiện thực hóa khát vọng, mục tiêu và tầm nhìn lớn đó của Đảng và nhân dân chúng ta.

>>> Tăng cường thực hiện Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển

Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 13 đặt mục tiêu đến giữa thế kỷ XXI trở thành nước phát triển, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, có thu nhập cao. Kinh tế biển, hay rộng hơn là kinh tế đại dương, sẽ góp phần to lớn để hiện thực hóa khát vọng, mục tiêu và tầm nhìn lớn đó của Đảng và nhân dân chúng ta.

Kinh tế biển thường bị sao lãng trong các biện pháp kích cầu COVID-19 cho tới nay, đặc biệt trong bối cảnh đại dịch đang có các tác động nghiêm trọng đối với người lao động, các cộng đồng và các lĩnh vực phụ thuộc vào Kinh tế biển.

Lịch sử…

Chính sách phát triển kinh tế biển trong thời gian qua đã đạt đươc những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế biển và ven biển, phát triển các vùng biển dựa trên lợi thế về điều kiện tự nhiên, hài hoà giữa bảo tồn và phát triển. Đặc biệt đã chú trọng đến bảo vệ môi trường, bảo tồn, phát triển bền vững đa dạng sinh học biển, chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng và phòng, chống thiên tai. Chính sách phát triển kinh tế biển đã góp phần nâng cao đời sống nhân dân, xây dựng văn hoá biển, xã hội gắn bó, thân thiện với biển, cũng như bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế về biển.

Để chính sách phát triển kinh tế biển đạt hiệu quả trong thời gian tới, đòi hỏi chúng ta phải hoàn thiện thể chế phát triển bền vững kinh tế biển, ưu tiên hoàn thiện hành lang pháp lý, đổi mới, phát triển mô hình tăng trưởng xanh, bảo vệ môi trường, nâng cao năng suất, chất lượng, sức cạnh tranh quốc tế của các ngành kinh tế biển, các vùng biển, ven biển, hoàn thiện cơ chế quản lý tổng hợp và thống nhất về biển. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung và lập mới các quy hoạch liên quan đến biển, bảo đảm tính liên kết, đồng bộ giữa các ngành, địa phương. Đồng thời chú trọng phát triển khoa học, công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực biển chất lượng cao, thúc đẩy đổi mới, sáng tạo, tận dụng thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến, khoa học, công nghệ mới về biển, thu hút chuyên gia, nhà khoa học hàng đầu, nhân lực chất lượng cao. Phát triển kết cấu hạ tầng đa mục tiêu, đồng bộ, mạng lưới giao thông kết nối các trung tâm kinh tế lớn của cả nước, các vùng biển với các cảng biển dựa trên hệ sinh thái kinh tế và tự nhiên, kết nối chiến lược Bắc - Nam, Đông - Tây giữa các vùng trong nước và với quốc tế.

Trong xu thế toàn cầu hóa, chính sách biển của chúng ta cũng có sự tiếp thu những kinh nghiệm quốc tế, các vấn đề mới và theo xu thế chung của nhân loại liên quan đến biển và đại dương.

Và tương lai

Kinh tế đại dương bền vững hay kinh tế xanh (Blue Economy), là một khái niệm mới nổi dùng để chỉ sự phát triển của các hoạt động kinh tế biển một cách tổng hợp và bền vững. Kinh tế biển bao gồm các lĩnh vực kinh tế khác nhau: năng lượng tái tạo, du lịch biển và ven biển, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, vận tải biển và bảo tồn biển.

Tuy nhiên, hiện nhiều thành phố và đồng bằng ven biển đang bị sụt lún ở tốc độ đôi khi còn cao hơn nhiều tốc độ mực nước biển dâng do các nguyên nhân tự nhiên và con người, và cơ sở hạ tầng đô thị đang gặp áp lực lớn. Các rủi ro an ninh liên quan đến khí hậu cũng là một vấn đề đáng quan ngại mới quan trọng. Biến đổi khí hậu đã làm trầm trọng hơn và tạo ra các rủi ro an ninh toàn cầu, khu vực và quốc gia bao gồm các áp lực di cư, tái định cư và xung đột tranh giành các nguồn tài nguyên thiên nhiên đang ngày càng khan hiếm.

Chính sách phát triển kinh tế biển Việt Nam cần được mở rộng trên nhiều lĩnh vực, chú trọng những lĩnh vực trọng tâm để hợp tác như thăm dò, khai thác dầu khí, điều tra tài nguyên và môi trường biển, kinh tế hàng hải. Tương lai là bất định, khó có được câu trả lời cụ thể nhưng có thể hình dung đến năm 2045, Việt Nam sẽ trở thành một nước công nghiệp hiện đại với kinh tế biển là chủ đạo dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý của Nhà nước, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia biển thân thiện, có sự hợp tác sâu rộng với các nước trên thế giới và biển chính là cửa ngõ của đất nước nối với thế giới.

Từ khóa
Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam - Quốc gia biển thân thiện... tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714006890 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714006890 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10