[DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Việt Nam sẽ là nước công nghiệp phát triển hay quốc gia phát triển?

Diendandoanhnghiep.vn Theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển các lĩnh vực xã hội khác để người dân được thụ hưởng thành quả phát triển và đổi mới.

Khẳng định Việt Nam có ý chí và khát vọng vươn lên, nhưng phải làm sao khơi thông và giải phóng nguồn năng lượng to lớn này để Việt Nam phát triển bứt phá, Phó Thủ tướng nhận định, điều này phụ thuộc rất nhiều vào các chiến lược, chính sách sẽ triển khai trong Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội 2021-2030 mà Chính phủ đang chỉ đạo các bộ, ngành nghiên cứu xây dựng, có sự đóng góp của OECD và các tổ chức quốc tế.

Chiến lược phát triển của Việt Nam tầm nhìn tới năm 2045 sẽ xác định hướng đi của Việt Nam là một nước công nghiệp phát triển, hay trở thành một quốc gia phát triển với các tiêu chí cụ thể.

Chiến lược phát triển của Việt Nam tầm nhìn tới năm 2045 sẽ xác định hướng đi của Việt Nam là một nước công nghiệp phát triển, hay trở thành một quốc gia phát triển với các tiêu chí cụ thể.

Theo nhận định về Việt Nam của các tổ chức quốc tế, Việt Nam là nước đang phát triển với nhiều tiềm năng. Cụ thể, báo cáo của Tập đoàn McKinsey (tháng 9/2018) cho thấy, Việt Nam là một trong 18 nền kinh tế đang nổi có thành tích phát triển “vượt trội” trong 50 năm qua.

Việt Nam luôn nằm trong nhóm nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao ở châu Á-Thái Bình Dương và trên thế giới trong nhiều năm liền. Quy mô kinh tế Việt Nam (240,5 tỷ USD) hiện đứng thứ 44 thế giới theo GDP danh nghĩa và thứ 34 theo sức mua tương đương. Đồng thời, Việt Nam từng bước trở thành một trong những công xưởng của thế giới về cung ứng hàng điện tử, dệt may, da giầy, điện thoại di động.

Nói như Giám đốc Quốc gia WB tại Việt Nam Ousmane Dione, Việt Nam là nước có bước phát triển đáng khích lệ nhất trên thế giới kể từ khi đổi mới diễn ra đến nay, không ngừng đi lên và tăng trưởng, chuyển mình, thay đổi cơ cấu và cất cánh.

Tuy nhiên, ông Dione cho rằng, dù đạt tốc độ tăng trưởng cao, nhưng chất lượng tăng trưởng là vấn đề còn phải bàn để củng cố cơ sở nền tảng trở thành nước phát triển trung bình và thu nhập cao đến năm 2035.

Ông Jan Rielaender, Giám đốc Chương trình đánh giá đa chiều (MDCR) của OECD cho biết, thông qua hỗ trợ Việt Nam xây dựng báo cáo, OECD muốn đưa quan hệ đối tác giữa hai bên lên tầm cao mới. Nội dung quan trọng của báo cáo này là thể hiện tinh thần học hỏi lẫn nhau giữa các quốc gia trên con đường phát triển để giúp Việt Nam phát triển.

Thông qua Báo cáo MDCR, Việt Nam sẽ có cơ hội tận dụng kinh nghiệm và những kiến thức về cải cách của các quốc gia khác, đồng thời 53 quốc gia thành viên của OECD cũng có cơ hội hiểu Việt Nam hơn, học hỏi từ thành công và thách thức Việt Nam.

“Đã lâu có sự đồng thuận lớn cho rằng GDP là mục tiêu quan trọng nhất đối với phát triển. Tuy nhiên, ngày nay có nhiều thứ phải quan tâm hơn thay vì chỉ quan tâm đến tiền. Đó là sự tăng trưởng bao trùm, trong đó mọi người dân trong một quốc gia được phát triển hết tiềm năng và sống một cuộc sống xứng đáng. Đó là phát triển phải hài hòa với tự nhiên, tôn trọng những giới hạn. Cần coi các mục tiêu phát triển bền vững là một trong các mục tiêu quan trọng và phải đạt được vào năm 2030”, ông Jan Rielaender nhìn nhận.

Dựa trên những nhận định đánh giá trên, Phó Thủ tướng đặt vấn đề, trên tinh thần phát triển bao trùm, đề nghị các đại biểu đóng góp cho Báo cáo đánh giá quốc gia đa chiều của Việt Nam. Đây là báo cáo quan trọng được xây dựng với phương pháp đánh giá khách quan, độc lập, đa chiều, liên ngành, liên lĩnh vực về các chính sách phát triển của Việt Nam, từ đó đưa ra các tư vấn, khuyến nghị cho Chính phủ Việt Nam để xây dựng Chiến lược phát triển của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045.

Theo đó, thảo luận về sự phát triển của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn 2045 theo hai cách tiếp cận: Hướng đến một nước có nền công nghiệp phát triển hoặc mục tiêu hướng đến là một nước phát triển.

Theo đó, Phó Thủ tướng mong muốn OECD nghiên cứu Việt Nam nên tiếp cận theo hướng nào và Việt Nam nằm ở trình độ nào trong nhóm nước công nghiệp hay nước phát triển, các tiêu chí và quan điểm phát triển trong thời gian tới cần cụ thể như thế nào?

Cũng theo Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, bên cạnh thúc đẩy tăng trưởng về kinh tế, Việt Nam đặc biệt coi trọng phát triển các lĩnh vực xã hội khác, tạo điều kiện cho người dân tham gia phát triển kinh tế-xã hội và thụ hưởng các thành quả của phát triển. Trong suốt thời gian dài, thu ngân sách chỉ tăng 10-12% thì tổng chi ngân sách nhà nước cho an sinh xã hội vẫn luôn đạt 23-25%.

Theo Báo cáo của UNDP năm 2018, Việt Nam đạt nhiều tiến bộ về phát triển con người và giảm nghèo đa chiều; chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam đã tăng liên tục trong 27 năm qua với điểm số tiệm cận nhóm nước có chỉ số phát triển con người cao.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết [DIỄN ĐÀN TẦM NHÌN VIỆT NAM 2045]: Việt Nam sẽ là nước công nghiệp phát triển hay quốc gia phát triển? tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711725466 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711725466 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10