Việt Nam và “đường lối hòa bình” trên Biển Đông

Diendandoanhnghiep.vn Việc chỉ định trọng tài viên và hòa giải viên còn cho thấy Việt Nam hoàn toàn có “sức mạnh mềm” - dù còn khiêm tốn.

Các trọng tài viên và hòa giải viên đã được Việt Nam chỉ định (Ảnh: TG&VN)

Các trọng tài viên và hòa giải viên đã được Việt Nam chỉ định (Ảnh: TG&VN)

Kể từ khi giàn khoan Hải Dương 981 vi phạm trầm trọng vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam hồi năm 2016, kịch bản xung đột vũ trang giữa các bên liên quan đã được nhắc tới.

Nếu điều đó xảy ra, rất khó phân định kẻ bại người thắng, tuy nhiên thiệt hại về con người, cơ sở vật chất và đẩy mối quan hệ ngoại giao của Việt Nam với nhiều quốc gia vào tình trạng khó “hâm nóng”. Mất mát này cũng không hề nhỏ!

Kể cả khi Bộ Ngoại giao Mỹ tuyên bố bác bỏ yêu sách phi pháp của Trung Quốc tại Biển Đông, tưởng như cơ hội ngàn năm đã đến. Nhưng rút cục, giành lại biển đảo bằng cách đó cũng không vững bền. Cách tốt nhất với một nước nhỏ là dựa vào hành lang pháp lý được đa số công nhận và tôn trọng.

Một cuộc đấu lý - trong bối cảnh hiện nay tốt hơn rất nhiều cuộc đấu súng. Xét về tương quan lực lượng, đấu lý, dựa trên chính nghĩa, luật pháp quốc tế để giải quyết căng thẳng Biển Đông là có lợi nhất với chúng ta.

Thực tế từ ngày 27/7, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Hoài Trung đã trao quyết định đề cử 4 trọng tài viên và 4 hòa giải viên theo UNCLOS 1982. Trong 8 người này có một thành viên là người nước ngoài, chuyên gia về Luật biển GS Robert Beckman, Giám đốc Chương trình Luật và chính sách đại dương, Trung tâm Luật quốc tế, Đại học Quốc gia Singapore.

Như vậy, công cụ mà Việt Nam dựa vào là Công ước Liên Hợp Quốc về Luật biển ban hành năm 1982, gọi tắt là UNCLOS 1982. Đây được xem là bộ luật về biển hoàn thiện nhất trong lịch sử thế giới.

Việc tranh chấp hoặc vi phạm chủ quyền biển đảo, điển hình là Trung Quốc xâm phạm lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, cải tạo các thực thể của Việt Nam đều thuộc phạm vi điều chỉnh của bộ luật này. Hoàn toàn có thể dựa vào đây để đòi lại công bằng.

Việc Việt Nam chỉ định trọng tài viên và hòa giải viên hoàn toàn phù hợp với Khoản 1, Điều 2, Phụ lục VII trong UNCLOS 1982: “Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra và giữ một bản danh sách các trọng tài. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về những vấn đề biển và nổi tiếng nhất về sự công bằng, về năng lực và liêm khiết. Tên của những người được chỉ định như vậy được ghi rõ trên một bản danh sách”.

Ứng xử hòa bình trên Biển Đông là đối sách phù hợp nhất lúc này

Ứng xử hòa bình trên Biển Đông là đối sách phù hợp nhất lúc này

Động thái này của Việt Nam cho thấy nhiều điều, như trước hết chúng ta luôn muốn giải quyết mọi tranh chấp ngoài biên giới bằng con đường hòa giải, hòa bình, tránh tối đa xung đột. Vừa giữ được lãnh thổ vừa giữ được láng giềng lớn không bao giờ từ bỏ âm mưu bành trướng.

Tiếp đó, chúng ta cũng cho thấy, không liên minh với bất cứ quốc gia nào để chĩa mũi dùi về một phía, mặc dù Việt Nam cũng hoàn toàn có cơ hội để tham gia liên minh. Nhưng đã nói, đó là con đường không bền vững, sẽ tiềm ẩn rủi ro cho tương lai.

Trong cuộc chơi hội nhập, tiềm tàng vô số rủi ro, cần tránh bị hút về một phía, đó là nguồn cơn của chủ nghĩa đơn phương, đối đầu. Sẵn sàng chọn nhân sự “nói chuyện Biển Đông” cũng chứng tỏ chúng ta còn có những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực này.

Việc chỉ định trọng tài viên và hòa giải viên còn cho thấy Việt Nam hoàn toàn có “sức mạnh mềm” - dù còn khiêm tốn. Đây là thành quả của quá trình ngoại giao, nếu không muốn nói là nghệ thuật ngoại giao “thêm bạn bớt thù”.

Trong điều kiện hiện nay, Việt Nam hoàn toàn có khả năng gia tăng sức mạnh này, Việt Nam là một trong năm ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an LHQ, là chủ tich luân phiên ASEAN 2020,…

Ngoài ra, chúng ta còn là thành viên tích cực của rất nhiều tổ chức xã hội, kinh tế đa phương lớn như CPTPP, WTO, EVFTA,…sự hiện diện ngày càng tăng trên trường quốc tế cho phép chúng ta tranh thủ được sự ủng hộ của các quốc gia trung lập, trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Việt Nam và “đường lối hòa bình” trên Biển Đông tại chuyên mục Thời sự của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714044449 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714044449 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10