Đó là nhận định của ông Nguyễn Trường Sơn, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai-Bộ NN&PTNT tại Hội nghị về phòng chống thiên tai khu vực phía Nam vừa diễn ra tại TP.Cần Thơ.
Theo ông Sơn, trong vài ngày tới, mực nước trên sông Mekong tại An Giang và Đồng Tháp có thể tăng lên trên mức báo động 2, cao hơn trung bình nhiều năm từ 7- 8 cm, nguyên nhân do ảnh hưởng sự cố vỡ đập bên Lào kết hợp với lũ thượng nguồn hàng năm.
Có thể bạn quan tâm
19:46, 24/07/2018
04:19, 25/07/2018
Do ảnh hưởng của sự cố này trong khoảng 4 - 5 ngày tới, lượng nước từ sự cố hồ chứa sẽ tác động đến dòng chảy đầu nguồn sông Mekong của nước ta. Theo đó, mực nước tại đầu nguồn sông Mekong gia tăng thêm tối đa khoảng 5 - 10cm.
Trong những ngày tới, mực nước đầu nguồn sông Mekong sẽ lên nhanh do lũ thượng nguồn về kết hợp với triều cường. Đến ngày 31 tháng 7 năm 2018, mực nước cao nhất trên sông Tiền tại trạm Tân Châu có khả năng lên mức 3,2m (thấp hơn mức báo động 1 là 0,3m); trên sông Hậu tại trạm Châu Đốc có khả năng lên mức 2,6m (thấp hơn mức báo động 1 là 0,4m).
Theo số liệu từ Tổng cục Phòng chống thiên tai: năm 2017 đã có 386 người chết, mất tích do thiên tai; nhiều tài sản, hoa màu bị hư hại thiệt hại kinh tế lên đến 60.000 tỷ đồng, trong đó khu vực phía Nam thiệt hại hàng ngàn tỷ đồng. Trong những tháng đầu năm 2018 đã xuất hiện 3 cơn bão, 8 trận lũ quét, sạt lở đất và hàng trăm trận giông, lốc, sét làm 109 người chết, mất tích, thiệt hại kinh tế 2.500 tỷ đồng. Dự báo từ nay đến cuối năm sẽ còn 8-10 cơn bão và áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông, trong đó có từ 4-5 cơn bão ảnh hưởng đến đất liền. Tuy khu vực các tỉnh phía Nam ít khả năng chịu ảnh hưởng bão nhưng phải tích cực đề phòng nguy cơ xảy ra giông, lốc, sét, sạt lở bờ sông, bờ biển, xâm nhập mặn…
Trước đó, đập thủy điện XePian XeNamnoy nằm trên sông Xenamnoy thuộc hai tỉnh Champasak và Attapeu của Lào đã bị vỡ, khiến hàng trăm người mất tích.