Vốn mồi từ “sếu đầu đàn” Vingroup

Diendandoanhnghiep.vn Quan điểm của Vingroup không phải bao cấp mà chỉ là hỗ trợ để tạo “chất xúc tác” cho doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ có một môi trường phát triển tốt nhất.

Với 25 năm đầu tư, tích lũy, mới đây, Vingroup đã chính thức công bố chiến lược tham gia vào lĩnh vực công nghệ và đặt mục tiêu đến năm 2028 sẽ trở thành Tập đoàn công nghệ - công nghiệp - dịch vụ đẳng cấp quốc tế. Cùng với việc đầu tư hàng nghìn tỷ đồng tiên phong để hỗ trợ xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp lĩnh vực công nghệ, Vingroup đặt mục tiêu quyết tâm đưa Việt Nam vào bản đồ công nghệ thế giới trong tương lai không xa.

br class=

Chiều 21/8, Tập đoàn Vingroup ra mắt các đơn vị thành viên gồm: Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn Big Data, Công ty Phát triển Công nghệ VinTech, Viện Nghiên cứu Công nghệ cao và Quỹ Hỗ trợ Nghiên cứu Khoa học – Công nghệ Ứng dụng

Từ ngày 01/01/2019, Quỹ phát triển khoa học công nghệ sẽ bắt đầu hoạt động và nhận hồ sơ. Đối với các dự án phát triển khoa học công nghệ sẽ được hỗ trợ tối thiếu 2-3 tỷ đồng/dự án và Vingroup không đưa ra mức trần cụ thể. Tuy nhiên, Vingroup cũng khá khắt khe đối với hiệu quả các dự án khoa học vì cho rằng hiệu quả không chỉ phục vụ riêng cho Tập đoàn này mà còn phải được ứng rộng sâu rộng hơn, góp phần thúc đẩy nền khoa học Việt Nam phát triển.

Doanh nghiệp “miệng nói, tay làm”

Ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Vingroup cho biết, với việc lựa chọn công nghệ là ưu tiên số 1, Vingroup sẽ đưa ra 3 mũi nhọn để đầu tư phát triển mạnh mẽ lĩnh vực này trong thời gian sắp tới. Đầu tiên, Vingroup sẽ thành lập Công ty VinTech nhằm tập trung đầu tư đội ngũ nhân sự, hạ tầng, để phát triển sản xuất phần mềm, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), lập chuỗi các Viện như Viện Nghiên cứu Dữ liệu lớn…

Tiếp đến, Vingroup sẽ tập trung đầu tư phát triển các trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao VinTech City theo mô hình của thung lũng Silicon tại Hà Nội. Mũi nhọn thứ 3, Vingroup sẽ lập ra các Quỹ như Quỹ Đầu tư về công nghệ với nhiệm vụ tìm kiếm các cơ hội hợp tác, ý tưởng trên phạm vi trên toàn thế giới. Cùng với mũi nhọn thứ 3, Tập đoàn Vingroup cũng “mồi” vốn cho Quỹ Hỗ trợ khởi nghiệp và Hỗ trợ nghiên cứu khoa học - công nghệ ứng dụng nhằm hỗ trợ dự án trong nước, hỗ trợ cho Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia…

Riêng đối với lĩnh vực công nghệ, Vingroup sẽ tiến hành rót khoảng 2.000 tỷ đồng vào quỹ hỗ trợ khởi nghiệp và nghiên cứu khoa học – công nghệ nhằm xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp. Ngoài ra, Vingroup còn đầu tư 300 triệu USD lập Quỹ đầu tư mạo hiểm nhằm hỗ trợ các dự án có ý tưởng đột phá cao về công nghệ. Vingroup cho rằng, đây là nguồn vốn “mồi” để giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp có điều kiện phát huy tối đa ý tưởng của mình thành hiện thực.

Ông Nguyễn Việt Quang cũng cho rằng, không chỉ hỗ trợ về tiền, Vingroup sẽ áp dụng mô hình Silicon Valley để xây dựng hệ sinh thái hỗ trợ. Chính vì vậy, ngoài việc tập trung nghiên cứu trí tuệ nhân tạo (AI), sản xuất các phần mềm và nghiên cứu các nguyên vật liệu thế hệ mới, Vingroup sẽ xây dựng khu tập trung đầu tư trung tâm nghiên cứu, phát triển, ứng dụng công nghệ cao mang tên VinTech City theo mô hình Silicon Valley.
Quan điểm của Vingroup không phải bao cấp mà chỉ là hỗ trợ để tạo “chất xúc tác” cho doanh nghiệp khởi nghiệp về công nghệ có một môi trường phát triển tốt nhất.

Và lực đẩy từ chính sách

Các doanh nghiệp công nghệ Việt Nam đang thể hiện sự chủ động hội nhập vào cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Theo kết quả khảo sát của Vietnam Report nhằm phục vụ việc đánh giá và xây dựng danh sách Top Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam uy tín năm 2018, trong đó, các doanh nghiệp công nghệ hàng đầu Việt Nam đang ưu tiên đầu tư vào 5 công nghệ cốt lõi của cách mạng công nghiệp 4.0: IoT (Internet vạn vật kết nối), Big Data (Phân tích dữ liệu lớn), AI (Trí tuệ nhân tạo), Cloud Computing (Điện toán đám mây) và Blockchain (Khối chuỗi). Tuy nhiên, để ngành công nghệ Việt Nam thực sự vươn lên ngang hàng cùng với các nước phát triển trên mặt trận công nghệ, các doanh nghiệp vẫn còn gặp nhiều thách thức. Theo khảo sát của Vietnam Report từ chính phía nhu cầu của doanh nghiệp và nhận định chuyên gia trong ngành, 3 thách thức lớn nhất hiện nay các doanh nghiệp gặp phải là: Thiếu nguồn nhân lực chất lượng cao; Thiếu chính sách tháo gỡ khó khăn, hỗ trợ kịp thời cho doanh nghiệp, và vấn đề bản quyền, sở hữu trí tuệ còn lỏng lẻo, chưa có môi trường bảo hộ chặt chẽ cho doanh nghiệp. Trong đó, vấn đề về các chính sách chưa theo kịp các khái niệm mới của cách mạng công nghiệp 4.0 được nhiều doanh nghiệp công nghệ coi là rào cản lớn nhất đối với sự phát triển doanh nghiệp.

Tuy vậy, nói như quyền Bộ trưởng Thông tin và Truyền thông Nguyễn Mạnh Hùng: Những doanh nghiệp kinh doanh có lãi, có khả năng tài chính tốt cần đi tiên phong trong việc nghiên cứu phát triển công nghệ cao, đó cũng là trách nhiệm của các doanh nghiệp với đất nước.Điều đó cũng là cơ hội của các nhà đầu tư mới, bởi thành công vốn tự nó đã là một quá trình. 

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Vốn mồi từ “sếu đầu đàn” Vingroup tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1711704145 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1711704145 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10